Kỹ năng nhận thức là năng lực phát hiện, phân tích và giải quyết những vấn đề phức tạp.
Trong tất cả những kỹ năng được cho là cần phải có đối với nhà quản lý, có lẽ kỹ năng được đánh giá cao và được nhấn mạnh nhất chính là năng lực phân tích và giải quyết vấn đề. Nhà quản lý phải có khả năng bao quát được bức tranh toàn cảnh về thực trạng và xu thế biến động của hệ thống do mình phụ trách và của môi trường; nhận ra được những yếu tổ chính trong mỗi hoàn cảnh; nhận thức được mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống và mối quan hệ của hệ thống với môi trường. Họ phải nhanh chóng xác định được vấn đề; hiểu rõ và giải thích được dữ liệu và thông tin; sử dụng được thông tin để xây dựng các giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được những giải pháp tổi ưu nhất; biết cách lập luận và đưa ra các cam kết trong những tình huống phức tạp; trình bày một cách sáng sủa các ý tưởng trong bài viết, văn chương lưu loát.
Không chi biết ra quyết định, nhà quản lý là người dám ra quyết định; dám chịu trách nhiệm trước quyết định của mình.
Tầm quan trọng tương đối của các kỹ năng trên có thể thay đổi đối với các cấp khác nhau trong tổ chức. Như thể hiện trên Hình 1-12, kỹ năng kỹthuật có vai trò lớn nhất ở cấp quản lý cơ sờ. Vai trò đó giảm dần đổi với cấp quản lý bậc trung và có ý nghĩa khá nhỏ đổi với cấp cao. Kỹ năng thực hiện các mối quan hệ con người có ý nghĩa quan trọng đối với mọi cấp quản lý. Tuy nhiên, đổi với nhà quản lý cấp cơ sở đó là khả năng thiết lập và củng cố mối quan hệ với những người trong phạm vi một nhóm. Khi một người đã được đề bạt lên cấp cao hơn trong tổ chức, quan hệ giữa các nhóm trở nên có tầm quan trọng lớn hơn. Loại hình quan hệ này không chi diễn ra với các bộ phận khác nhau mà còn với các nhóm bên ngoài tổ chức như khách hàng, nhà cung ứng, nhà phân phối, nhà nước, xã hội, v.v. Kỳ năng nhận thức có vai trò nhỏ đối với nhà quản lý cấp cơ sở; trở nên quan trọng hơn đối với cấp trung; và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cấp cao. Nhiều người cho ràng, đối với các tổ chức lớn, các nhà quản lý cấp cao có thể sử dụng được kỹ năng kỹ thuật của cấp dưới. Ngược lại, ở các tổ chức nhỏ, kinh nghiệm về kỹ thuật có vai trò quan trọng đối với mọi nhà quản lý, cho dù họ ở cấp cao đi chăng nữa.
Tất cả các nhà quản lý phải có kỹ năng kỹ thuật, con người và nhận thức để có được thành công. Tuy nhiên, như minh hoạ trong hình 1-12, mỗi cấp độ quản lý đòi hỏi một sự tổng hợp tương đổi khác nhau các kỹ năng và tham gia vào một tập hợp các hoạt động tương đối khác nhau. Hơn thế nữa do các nhà quản lý tham gia vào các hoạt động khác nhau ở các cấp độ quản lý khác nhau, họ cần phát triển các kỹ năng mới khi bước lên những bậc thang cao hơn của tổ chức.
Đọc thêm tại: http://giatriquanlyhoc.blogspot.com/2015/06/hoc-tap-e-quan-ly.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
quản lý học