Mục tiêu của các hệ thống xã hội

      Vấn đề mục tiêu của các hệ thống xã hội là vấn đề phức tạp nhất trong quản lý. Ví dụ, các hệ thống xã hội trong nền kinh tế là các cá nhân và hộ gia đình, doanh nghiệp, ngành, vùng kinh tế và bản thân nền kinh tế quốc dân. Các hệ thống nói trên đều có mục tiêu, nhưng không dễ gì biết được các mục tiêu đó. Trong cuộc sống và trong quản lý, chỉ khi hiểu được mục tiêu thực sự thúc đẩy hành động của các hệ thống xã hội thl mới xác định được phương thức hữu hiệu để tác động lên các hệ thống đó.

Mục tiêu của các hệ thống xã hội

      Trong các hệ thống xã hội, mục tiêu và lợi ích là hai phạm trù luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Mục tiêu luôn xuất phát từ lợi ích và nhằm để đạt được lợi ích nhất định. Vì vậy để phối hợp được các mục tiêu phải kết hợp được các lợi ích.

     Chuyển hóa các nguồn lực. Hoạt động của hệ thống xã hội có thể được hiểu như sự vận động của các nguồn lực (vật lực, tài lực, nhân lực, thông tin và công nghệ) bên trong hệ thống, cũng như giữa hệ thống với các hệ thống xã hội thuộc môi trường bên ngoài. Nguồn lực tạo khả năng cho hoạt động, là các yếu tố được chuyển đổi và tạo ra trong hoạt động, là sức mạnh cho sự thay đổi của hệ thống xã hội.

     Để thực hiện mục đích của mình, một hệ thống xã hội cần thực hiện bốn chức năng cơ bản đối với các nguồn lực: (1) thu hút nguồn lực từ môi trường bên ngoài, (2) duy trì và phát triển nguồn lực bên trong, (3) đạt được các mục tiêu bên ngoài đặt ra cho hệ thống và (4) đạt được các mục tiêu bên trong hệ thống (tạo ra giá trị gia tăng cho hệ thống). Ví dụ nhập chương ờ trên cho chúng ta thấy vai trò thiết yếu của nhà quản lý trong việc thực hiện bốn chức năng này.

     Năng lực tạo ra giá trị gia tăng của một hệ thống xã hội thông qua quá trinh chuyển hóa nguồn lực thể hiện năng suất của hệ thống đó. Năng suất đo lường sổ lượng và chất lượng của các đầu ra trong mối quan hệ với chi phỉ của các đầu vào. Nói cách khác, năng suất xác định suất thặng dư của hệ thống từ đầu tư các nguồn lực, thể hiện năng lực canh tranh và tiềm năng phát triển bền vững của cá nhân, nhóm, tố chức, cộng đồng, xã hội. Như thể hiện, năng suất bao hàm hai tiêu chí đánh giá sự thực hiện là hiệu lực và hiệu quả.


Đọc thêm tại: 
 
;