Cách tiếp cận trong quản lý hệ thống xã hội

      Trong môi trường ngày nay, các nhà lãnh đạo phải biết nhìn xa trông rộng – có khả năng nhìn trước tương lai, chia sẻ tầm nhìn, trao quyền cho nhân viên để hiện thực hoá tầm nhìn, góp phần xây dựng nền văn hóa phát triển. Để trở thành các nhà lãnh đạo có hiệu lực, nhà quản lý phải hiểu động lực của các cá nhân và nhóm, có khả năng khuyến khích con người, phải là người truyền thông hữu hiệu, nhà tư vấn đáng tin cậy, nhà đàm phán tài ba, người giải quyết xung đột và nhà chính trị khéo léo. Chỉ có thông qua sự lãnh đạo hữu hiệu mới có thể đạt được các mục tiêu của các hệ thống xã hội.

Cách tiếp cận trong quản lý hệ thống xã hội

Kiểm soát

      Các nhà quản lý phải làm chủ được quá trình thực hiện kế hoạch chiến lược và kế hoạch hành động. Kiểm soát cung cấp thông tin phản hồi về các hoạt động, xác định khoảng cách giữa kế hoạch và kết quả thực tế. Khi một hệ thống không có được sự thực hiện như kế hoạch đã định, các nhà quản lý phải hành động. Những hành động đó có thể là tiếp tục theo đuổi kế hoạch ban đầu một cách kiên quyết hơn hoặc điều chỉnh kế hoạch và việc triển khai cho phù hợp với tình hình thực tế. Kiểm soát là một chức năng quan trọng của quá trinh quản lý bởi vì nó đưa ra các biện pháp để đảm bảo rằng hệ thống đang vận hành đúng hướng về phía các mục tiêu đã đề ra. Các nhà quản lý muốn biết cụ thể ba điều: hiệu lực của kế hoạch – mức độ đạt được mục tiêu, hiệu quả – nguồn lực phải sử dụng để đạt được một kết quả nào đó và năng suất – số lượng và chất lượng của kết quả hoạt động trong mối quan hệ với chi phí của các nguồn lực.

Cách tiếp cận trong quản lý hệ thống xã hội

Cách tiếp cận hệ thống

     Lý luận và thực hành quản lý đòi hỏi cách tiếp cận hệ thống – xem xét quản lý như là một hệ thống được lập nên từ các hệ thống con và hoạtđộng trong phạm vi môi trường chung. Theo hình 1-8, cách tiếp cận hệ thống trong quản lý thể hiện qua những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, hoạt động quản lý được thực hiện dựa trên cơ sờ của hệ thống các khái niệm, nguyên tắc, lý thuyết, kỹ thuật quản lý.

Thứ hai, theo quá trinh, quản lý là một chỉnh thể thống nhất của các chức năng quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát.

Thứ ba, mỗi chức năng quản lý đều có mục tiêu mang tính độc lập tương đối, nhưng đều hướng tới những mục tiêu, mục đích chung của quản lý.

Thứ tư, hoạt động quản lý luôn gắn liền và có sự tác động qua lại với các biến số của môi trường bên trong và bên ngoài hệ thống được quản lý. Nói tóm lại các hệ thống xã hội là những hệ thống mở.


 
;