Làm cho khách hàng biết và hiểu về sản phẩm và dịch vụ của tổ chức, muốn có sản phẩm và dịch vụ, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng.
Thực hiện các dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng khi sử dụng sàn phẩm và dịch vụ.
Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội của tổ chức.
Thực hiện hoạt động kế toán và thống kê để phản ánh hoạt động của tổ chức bằng con số.
Xây dựng, củng cố, phát triển các mối quan hệ đối ngoại.
Thực hiện hoạt động nghiên cứu và phát triển nhằm tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mói, các quy trinh và kỹ thuật mới để thực hiện các hoạt động của tổ chức.
Thực hiện các hoạt động hậu cần để hỗ trợ cho các hoạt động kể trên của tổ chức (cung cấp văn phòng phẩm, tiến hành sửa chữa nhỏ, vệ sinh, nhà ăn, đội xe…).
Hợp nhóm các hoạt động có cùng chung tính chất, ta thấy xuất hiện những chức năng hoạt động cơ bản của tổ chức như: marketing, tài chính, sản xuất, nhân lực, nghiên cứu và phát triển.
Các hoạt động của tổ chức thường được thực hiện bởi nhiều người có lợi ích, mục tiêu riêng. Để phối họp hoạt động của họ nhằm thực hiện mục tiêu chung, tổ chức cần có quản lý.
Khái niệm và các yếu tố cơ bản của quản lý
Tất cả những điều chúng ta đề cập trong các chương tiếp theo của cuốn sách này liên quan đến quản lý hệ thống xã hội nói chung, tổ chức nói riêng và công việc của nhà quản lý. Vì vậy rất cần phải phát triển một sự hiểu biết rõ ràng về khái niệm quản lý trong toàn văn bản. Hãy xem khái niệm về quản lý và những yếu tổ cơ bản có thể rút ra từ khái niệm đó.
Khải niệm quản lý
Quản lý được định nghĩa theo nhiều cách:
Quản lý là nghệ thuật đạt mục đích thông qua nỗ lực của những người khác.
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhàm sử đụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu trong điều kiện biến động của môi trường.
Quản lý là phối họp có hiệu quả các hoạt động của những cộng sự khác nhau trong cùng một tổ chức.
Quản lý là một quá trình phối hợp các nguồn lực một cách hiệu lực và hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Đọc thêm tại: http://giatriquanlyhoc.blogspot.com/2015/06/to-chuc-chinh-thuc-va-to-chuc-phi-chinh.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
nghệ thuật quản lý nhân sự