Vai trò người liên lạc và thông tin

Vai trò người liên lạc

     Liên quan đến việc phát triển mối quan hệ cả ở bên trong và với bên ngoài tổ chức. Trong trường hợp của cô Chi hay Parma trong bài tập tình huống ở cuối chương, chúng ta nhìn thấy không chỉ các nhà quản lý luôn sẵn sàng trước mặt các nhân viên. Công nghệ hiện đại giúp các nhà quản lý dễ dàng hơn trong việc mở rộng và duy trì mạng lưới quan hệ rộng lớn. Nhưng công nghệ cũng không cho phép nhà quản lý ngồi thu lu trong văn phòng của mình suốt cả ngày, họ vẫn sẽ thực hành khả năng quản lý thông qua các cuộc tiếp xúc trực tiếp với các bên có liên quan (management by walking around – MBWR).

Vai trò người liên lạc và thông tin

     Nếu các nhà quản lý muốn hình thành nên môi trường của mình chứ không mãi mãi bị rập khuôn và kiềm chế bởi nó, họ phải thực hiện thêm vai trò nhà chính trị – hiểu được cách mà quyền lực, ảnh hưởng phát huy tác dụng trong và giữa các tổ chức; có thể phát triển mạng lưới quan hệ bên trong và ngoài tổ chức; biết hành động khôn khéo để đạt mục tiêu. Những ai có tài năng chuyên môn và quản lý cần phải là những chính trị gia tài ba. Xã hội sẽ thiệt thòi rất nhiều khi những người tài năng lỗi lạc lại quá kém cói về chính trị đến nỗi chi đóng góp được một tỷ lệ nhỏ nhoi trong khối tài năng của họ. Điều này là đặc biệt quan trọng đối với các nhà quản lý trong các tổ chức công.

Vai trò thông tin

     Nhóm vai trò quản lý thứ hai do Mintzberg xác định là vai trò thông tin. Trong vai trò thông tin, các nhà quản lý chịu trách nhiệm đảm bảo rằng những người mà họ làm việc cùng phải có được thông tin đầy đủ để thực hiện công việc một cách hữu hiệu. Với trách nhiệm của mình, nhà quản lý trở thành trung tâm thông tin của đơn vị họ và là nguồn thông tin cho những nhóm khác trong và bên ngoài tổ chức. Mọi người trong tổ chức phụ thuộc vào cấu trúc quản lý và các nhà quản lý để truyền bá hoặc được phép tiếp cận thông tin họ cần để thực hiện công việc.

     Một vai trò thông tin mà nhà quản lý phải có đó là người giám sát. Nhà quản lý rà soát liên tục môi trường bên trong và bên ngoài tổ chức để có dược thông tin hữu ích. Các nhà quản lý kiếm tìm thông tin từ nhân viên cấp dưới hoặc các mối liên hệ khác và có thể nhận được thông tin tự nguyện từ mạng lưới các mối quan hệ cá nhân. Từ thông tin nảy, các nhàquản lý xác định cơ hội và thách thức tiềm năng đối với nhóm làm việc và tổ chức.

     Trong vai trò người truyền bá, nhà quản lý chia sẻ và phân bổ thông tin họ nhận được. Nhà quản lý chuyển những thông tin quan trọng tới các thành viên trong nhóm làm việc của họ. Phụ thuộc vào đặc điểm của thông tin, nhà quản lý có thể từ chối không cung cấp thông tin cho các thành viên của nhóm. Quan họng nhất, các nhà quản lý phải đảm bảo rằng nhân viên của họ có được thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu lực và hiệu quả.

     Vai trò thông tin cuối cùng mà nhà quản lý đảm trách là người phát ngôn. Nhà quản lý phải thường xuyên liên lạc thông tin với các cá nhân bên ngoài đơn vị và tổ chức. Ví dụ, các nhà đầu tư phải được thông báo về hoạt động tài chính và định hướng chiến lược của tổ chức, dân chúng phải được đảm bảo rằng tổ chức đang thực hiện trách nhiệm xã hội, các quan chức chính phủ phải chắc chắn rằng tổ chức đang hoạt động tuân theo pháp luật.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: quản lý kinh tế
 
;