Nhận xét về thuyết quản lý theo khoa học của Taylor

      Thuyết Quản lý theo khoa học của Taylor không chỉ là một tập họp các nguyên tắc và biện pháp kĩ thuật thuần túy, mà là sự hợp tác, hài hòa những mối quan hệ cơ bản giữa con người với máy móc, kĩ thuật; giữa người với người trong quá trình sản xuất, đặc biệt giữa người quản lý và người lao động. Nhờ áp dụng thuyết này tại các xí nghiệp công nghiệp ở Mĩ thời kì đó, năng suất lao động đã tăng vượt bậc, giá thành hạ; kết quả cuối cùng là lợi nhuận cao, cả chủ và thợ đều có thu nhập cao.

Nhận xét về thuyết quản lý theo khoa học của Taylor

       Thuyết Quản lý theo khoa học chủ yếu đề cập đến công việc quản lý ờ cấp cơ sở (doanh nghiệp) với tầm vi mô. Tuy nhiên, nó đãđặt nền móng rất cơ bản cho lý thuyết quản lý nói chung, đặc biệt về phương pháp làm việc tổi ưu (có hiệu quả cao), tạo động lực trực tiếp cho người lao động và việc phân cấp quản lý. Từ tinh thần cốt lõi đó, đã tạo ra một phong trào quản lý theo khoa học với “Hiệp hội Taylor” thu hút nhiều nhà quản lý tài năng góp phần hoàn thiện và phát triển lý thuyết này.

       Tuy nhiên, mặt hạn chế của thuyết này là sự hiểu biết phiến diện và máy móc về con người, bị chi phối bởi tư tưởng triết học “con người kinh tổ” mà tác giả tiếp nhận ở thời đại đó. Nhiều nhà phê bình cho rằng nói chung thuyết Quản lý theo khoa học của Taylor chỉ chú ý đến khía cạnh kĩ thuật, thiếu tính nhân bản. Thật vậy! Trước hết, với định mức lao động thường rất cao đòi hỏi công nhân phải làm việc cật lực. Hơn nữa, phân công lao động và chuyên môn hóa quá chi tiết tuy có làm năng suất lao động tăng lên nhưng khiến con người như một cái đinh ốc trong cỗ máy gắn chặt với dây chuyền sản xuất, bị méo mó về tâm – sinh lý.

       Để thực hiện các thao tác quá đơn giản trong suốt cuộc đời lao động, những người thợ không cần phải được đào tạo phát triển nâng cao trình độ, cũng có nghĩa là không có cơ hội thăng tiến và nhận được thu nhập cao hơn. Cũng có ý kiến cho rằng tư tưởng của Taylor là sản phẩm của thời đại ông sống cuối thế ki XIX, đầu thế kỉ XX, khi xã hội Mỹ đang muốn tìm cách tăng năng suất lao động của công nhân bằng các tiến bộ kĩ thuật, khi chưa có những nghiên cứu về tâm lý học, xã hội học để hiểu sâu sắc hơn bản chất con người như sau này.

        Taylor là người đã có những đóng góp lớn trong phong trào quản lý theo khoa học ở Mỹ đầu thế kỷ XX nhưng không phải là người duy nhất. Sau Taylor, một số tác giả khác đã nghiên cứu, phát triển, sáng tạo ra nhiều điểm mới nhằm hạn chế tính cơ giới, đề cao tính tích cực sáng tạo của người lao động, nhân đạo hóa quan hệ quản lý. Đóng góp đáng kể vào quá trình đó có công lao của Henry L. Gantt (1861 – 1919) về hệ thống tiền thưởng; của Ông bà Gilbreth về việc loại bỏ các động tác thừa và về cơ hội thăng tiến của người công nhân, v.v.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: nghệ thuật quản lý nhân sự
 
;