Quan niệm về Nhà nước lý tưởng và con người của Platon

       Platon là nhà triết học cổ đại Hy Lạp, các tư tưởng triết học của ông được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là có ảnh hường mạnh nhất trong lịch sử vặn minh cổ đại phương Tây, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến quản lý nhà nước:

Quan niệm về Nhà nước lý tưởng và con người của Platon

  • Quan niệm về “Nhà nước lý tưởng ”

Theo ông, cần xây dựng một Nhà nước lý tưởng, vì đó là công cụ duy nhất có thể quản lý xã hội, làm cho mọi người dân luôn được sổng hạnh phúc và thoà mãn, của cải được phân chia đồng đều, tất cả lợi ích là vì xã hội.


  • Quan niệm về con người trong xã hội

        Platon cho rằng con người là nền tảng của bất cứ nền chính trị xã hội nào. Trong quản lý xã hội, phải tìm kiếm và sắp xếp những người phù hợp vào các công việc khác nhau tuỳ theo đặc điểm tâm lý mỗi người. Theo ông tâm lý con người có ba phần cơ bản là lý tính, xúc cảm và cảm tính, chi phổi hành vi con người. Những người có phần lý tính mạnh, biết kiềm chế xúc cảm và cảm tính thường là những người hiểu biết, có biểu hiện bề ngoài ôn hoà, là những người có thể gánh vác công việc của nhà nước. Những người có phần xúc cảm mạnh, biết kìm nén thú vui cảm tính, thường thích hợp với công việc bảo vệ nhà nước như quân đội, cảnh sát. Những người có phần cảm tính mạnh, ít bị chi phối bởi lý tính và xúc cảm, họp với công việc lao động sản xuất, trực tiếp tạo của cải cho xã hội. Mồi một hạng người phải biết sống với tầng lóp của họ, phải làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình. Đó là cách đóng góp tốt nhất cho xã hội.


  • Về người lãnh đạo quản lý đất nước

      Công việc trị nước vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, trong đó cần nhiều sự tận tâm và kiến thức. Theo ông, chỉ có hạng người triết gia, nhân đức mới thích hợp và đủ khả năng lãnh đạo đất nước, do đó cần chọn những vị minh triết, khôn ngoan và đức hạnh và loại bỏ những người ngu dốt, bịp bợm trong việc trị nước.

• Các giải pháp quản lý xã hội

-          Phải giáo dục tất cả trẻ em và đưa chúng về vùng thôn quê. Trong quá trình học sẽ có ba kỳ thi tuyển ứng vôi trình độ vả ngành nghề sau này: thứ nhất là nghề buôn bán, làm thợ, hay làm nông; thứ hai làm công tác phụ tá, sĩ quan, tham mưu trong quân đội; thứ ba làm viên chức chính phủ. Nếu làm trọn vẹn quá trình đào tạo như vậy sẽ bảo đảm được nội lực con người để xây dựng quốc gia.

-        Phải xây dựng luật pháp, coi luật pháp là tối thượng, bất di bất dịch và chiếm vai trò hàng đầu; đề cao tính tự nguyện, tự giác của mồi người trong chấp hành luật, vấn đề an ninh đã được giai cấp chiến binh gìn giữ, nhưng thật ra biện pháp giữ gìn trật tự hoàn hào nhất là trật tự từ tâm hồn của mọi người.

-      Phải tin vào một đấng tổi cao mặc dù đấng tối cao theo ông chưa chắc là có thật nhưng nó có tác dụng làm kích thích tinh thần của tất cả mọi người, khiến họ có thể kim nén lòng ích kỷ, sự đam mê mà phục vụ cho quốc gia.

-        Về phát triển kinh tế, ông chú trọng vào nghề nông, vì cho ràng một nhà nước lý tường không cần phát triển buôn bán vì nó tất yếu dẫn đến cướp bóc, chiến tranh, chỉ phát triển về nông nghiệp và thủ công nghiệp là đủ. Tất nhiên đây là một sai lầm lớn của ông.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngành quản lý kinh tế  
 
;