Nguyên tắc cơ bản của thuật dùng người là “thuyết hình danh”.

      Nguyên tắc cơ bản của thuật dùng người là “thuyết hình danh”. Theo thuyết này, muốn đánh giá con người phải xét cái sự thực đã làm (hình) và tên gọi của công việc (danh) có phù hợp với nhau không. “Trong đời, kẻ có tài chưa nhất định đã có đức, kẻ có đức chưa nhất định có tài, cho nên việc bổ nhiệm người nếu không có thuật thi sẽ bại”, ông nhấn mạnh việc dùng người phải hết sức thận trọng. Muốn vậy, phải có phương pháp nghe bề tôi nói; phải khảo sát nhiều mặt để biết lòng bề tôi; phải xem lời nói của họ có giá trị không; cuối cùng là giao chức cho họ, dùng thực tiễn kiểm tra thực lực của họ. Trong mỗi việc trên, ông đều có những kĩ thuật ti mỉ nhằm đạt được hiệu quả cao.

Nguyên tắc cơ bản của thuật dùng người là “thuyết hình danh”.

      Bàn về quản lý – cai trị, Hàn Phi Tử kế thừa tư tường vô vi của Nho và Đạo, biến nó thành thuật cai trị. Hàn Phi Tử chủ trương vô vi, nhưng không phải nhằm bớt đi sự điều hành, ngược lại, khuyên quan lại phải làm hết mình, cai trị gián tiếp bằng thường, phạt công bằng, nghiêm khắc.

        Có thể thấy, Hàn Phi Từ là người duy lý, duy lợi, theo chủ nghĩa thực dụng, song ông có một trí tuệ sâu sắc và nhiệt thành yêu nước. Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử đã tạo ra một phương thức giải quyết vững chác và thực tế nhất trong vấn đề trị quốc thời kì đó. Dựa trên tư tưởng pháp tri,

       Tần Thuỷ Hoàng đã thống nhất Trung Quốc và xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền đầu tiên tại Trung Quốc. Song pháp luật mà Hàn Phi Tử đề cao là thử pháp luật hà khắc, tàn bạo, thiếu tỉnh nhân văn, khác xa với pháp luật ngày nay; mặt khác, pháp luật dù ở vị trí thượng tôn, trên muôn dân, nhưng lại dưới một người (nhà vua); đó là hạn chế của học thuyết pháp trị.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: quản lý học
 
;