Các khái niệm cơ bản trong quản lý – cai trị của Hàn Phi Tử

      Hàn Phi Tử đưa ra ba khái niệm cơ bản trong quản lý – cai trị, đó là “thể” (chỉ quyền lực), “pháp” (chỉ luật pháp) và “thuật” (chỉ phương pháp quản lý). Đãy là ba vấn đề cốt lõi của quản lý – cai trị, có liên hệ khăng khít với nhau, trong đó “pháp” là yếu tổ quan trọng nhất và có tính quyết định.

Các khái niệm cơ bản trong quản lý – cai trị của Hàn Phi Tử

“Thể” và tư tưởng trong thế

     Hàn Phi Tử cho rằng vua không cần “hiền” mà cần “thế”, vua phải biết dựa vào thế của mình mà ban lệnh, buộc quan và dân phải răm rắp tuân theo. Theo ông, “thế” không liên quan đến đạo đức và tài trí của con người. Ông đặt địa vị, quyền thế lên trên tài, đức. Theo ông, chỉ cần tài, đức trung bình nhưng có quyền thế là trị được nước. Là người trọng thế, trọng sự cưỡng chế của quyền lực, Hàn Phi Tử chủ trương quyền lực phải được tập trung vào một người, đó là vua. Vua phải nắm quyền thưởng, phạt khiến mọi người tuân thủ triệt để. Hàn Phi Tử khen chính sách Đức trị của đạo Nho là đẹp nhưng chê là không thực tế, nên ông ra lệnh rằng: hễ làm đúng phép thì thưởng, trái phép thì phạt. Hàn Phi Tử cho rằng cách thưởng phạt là nguyên nhân làm cho quốc gia thịnh, suy, loạn lạc. Sự thưởng phạt phải theo đúng phép nước, trị tội không chừa các quan và thưởng công không bỏ sót dân thường. Hàn Phi Tử đề ra tính nghiêm khắc, công bằng của pháp luật và khuyên vua, chúa phải vô tư, công minh khi sử dụng pháp luật. Song, chính ông lại thừa nhận mọi người đều hành động vì tư lợi; và đó là điểm mâu thuẫn trong học thuyết của ông.

“Pháp” và các tiêu chuẩn của luật pháp

    Trái với tư tường của Nho giáo vốn cho rằng để quản lý xã hội thì dùng đức trị, Hàn Phi Tử cho rằng cách tốt nhất để quản lý xã hội là dùng pháp luật. Hàn Phi Tử coi pháp luật là thứ dùng làm tiêu chuẩn để phân biệt đúng – sai, phải – trái. Pháp không tách rời Thế và Thuật, mà cùng tạo nên cái kiềng ba chân. Vua có quyền đặt ra luật pháp (lập pháp) nhưng không được tùy tiện mà phải hợp thời và tuân theo những nguyên tắc nhất định. Pháp luật phải soạn sao cho dân dễ biết, dễ thi hành, phải thống nhất, ổn định để cho dân hiểu, phải ban hành cống khai, truyền bá tới mọi người để không một người dân nào có thể viện cớkhông biết luật pháp mà lỡ phạm pháp. Ông yêu cầu vua, quan phải “lấy luật pháp mà dạy dân”, phải truyền bá luật pháp như một “phép công” điều khiển hành vi của mọi người. Nhìn chung, pháp gia chủ trương mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

“Thuật” và phương pháp thí hành quyền lực, pháp luật

     Thuật của vua chủ yếu là trị quan chứ không phải trị dân. Chữ “thuật” của Hàn Phi Tử có hai nghĩa: kĩ thuật và tâm thuật. Kỹ thuật là cách thức, biện,pháp để tuyển, dùng, kiểm tra khả năng của quan lại. Tâm thuật là mưu mô để chế ngự quần thần không cho họ biết suy nghĩ thực của mình.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế học quản lý
 
;