Tư tưởng quản lý cổ đại của Democrit và Agristot ở phương Tây




      1. Democrit (460- 370 TCN)

     Theo ông, Nhà nước có nhiệm vụ quản lý mọi hoạt động của xã hội. Để quản lý đất nước, có thể lựa chọn ba phương pháp cơ bản:

Tư tưởng quản lý cổ đại của Democrit và Agristot

  • Phương pháp dân chủ đối với con người;

  • Phương pháp dùng hình phạt đối với các hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội;

  • Phương pháp tác động lên nhu cầu và lợi ích của con người, qua đó khiến con người tuân thủ. Mãi đến những năm 50 của thế kỉ XX, phương pháp này mới được các tác giả của trường phái hành vì tiếp cận một cách cụ thể.

     Rõ ràng là cho đến ngày nay, các phương pháp trên vẫn được kế thừa và phát triển, thể hiện qua các phương pháp quản lý như giáo dục thuyết phục, hành chính cưỡng bức và kinh tế trong quản lý các tổ chức cũng như quản lý nhà nước ngày nay.

2.   Agristot (384- 322 TCN)

     Trong số các nhà tư tưởng của phương Tây cổ đại, Agristot là người có tư tưởng quản lý tương đối hiện đại và khá hoàn thiện. Các tư tưởng cơ bản có liên quan đến quản lý của ông là:


  • Ông quan niệm con người là loài sính vật xã hội, mang bản tính loài, sổng cộng đồng. Do vậy tất yếu họ phải được quản lý theo một thể chế, thiết chế đặc biệt – đó là Nhà nước. Quyền lực nhà nước có thể chia thành 3 nhánh: lập pháp, hành pháp và phân xử. Đãy là tư tưởng quan trọng để sau này hình thành quan điểm nhà nước pháp quyền với “tam quyền phân lập”.

  • Nhiệm vụ cơ bàn của Nhà nước là làm cho mọi người sống hạnh phúc và giữ gìn trật tự xã hội. Do đó tiêu chuẩn để đánh giá Nhà nước là phúc lợi mà Nhà nước đem lại cho dân chúng và sự ổn định xã hội.

  • Với hai tác phẩm tiêu biểu là “Gia quản học” (chủ yếu nói về quản lý kinh tế trong gia đình, ông gọi đó là nghệ thuật kiếm tiền) và “Hoá tệ học” (chủ yếu bàn về thương mại, buôn bán), ông là người đầu đầu tiên nói đến quản lý vi mô. Trong hai tác phẩm đó, ông đề cập đến lập kể hoạch khi khẳng định vai trò của ý thức trong việc dự đoán, lường trước công việc cần làm và hiệu quả của nó.

     Tóm lại, đặc trưng của các tư tưởng quản lý thời cổ đại ở phương Tày cũng như phương Đông là: nó được hoà trộn với các tư tưởng về triết học chính trị, pháp lý, đạo đức, chưa phải là khoa học độc lập về quản lý; nó đề cập chủ yếu đến cách “trị nước”, vấn đề quản lý nhà nước nhưng còn ở mức độ sơ khai.


 
;