Elton Mayo (1880 -1949): Tập trung vào các mối quan hệ con người

     Xét về mặt khoa học, cuộc nghiên cửu ở nhà máy Hawthornes thuộc Công ty Điện lực miền Tây (Western Electric Company) ở gần Chicago là một sự kiện lớn trong lịch sử phát triển của lý thuyết quản lý. Tại đãy, năm 1942, đã có một cuộc nghiên cứu về sự tác động của các yếu tổ vật chất (tiếng ồn, ánh sáng, độ nóng, v.v.) đến năng suất lao động của hai nhóm nữ công nhân. Kết quả .cho thấy khi các điều kiện vật chất được cải thiện, năng suất lao động đã nâng cao hơn. Tuy nhiên, khi làm cuộc thí nghiệm ngược lại, các nhà nghiên cứu thấy rằng năng suất lao động của công nhân vẫn tiếp tục tăng cho dù các điều kiện vật chất đã bị hạ thấp xuống như lúc khởi đầu.

Elton Mayo (1880 -1949): Tập trung vào các mối quan hệ con người

     Elton Mayo – một giáo sư về tâm lý học của trường Harvard – đã nghiên cứu và giải thích hiện tượng nghịch lý này. Trong 5 năm (1927 – 1932), Mayo đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu khác nhau và có nhiều khám phá quan trọng làm nền tàng cho quản lý. Trong ba cuộc nghiên cứu liên tục, ông lần lượt phát hiện ra: ánh sáng không gây ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân; các điều kiện làm việc cũng không có hoặc ít có quan hệ với năng suất; tiền lương và tiền thưởng cũng không tạo ra tác động nào đáng kể trong năng suất lao động của tập thể. Trái lại, những yếu tố chủ yếu có can dự đến năng suất lại là những yếu tổ phi vật chất. Ông rút ra một số kết luận: (i) tâm lý và hành vi của con người có quan hệ rất chặt chẽ với nhau; (ii) khi con người làm việc trong nhóm, thì nhóm có ảnh hưởng lớn đến hành vi của cá nhân; (iii) với tư cách thành viên của một nhóm, công nhân có xu hướng tuân theo các qui định của nhóm, kể cả những qui định không chính thức, hơn là chịu sự tác động của các yếu tổ kích thích bên ngoài.

     Những khám phá này đưa đến nhận thức mới về yếu tổ con người trong quản lý. Mặc dù bị nhiều chỉ trích về tính khoa học của các phương pháp được áp dụng, công trình của Mayo tại nhà máy Hawthornes đã mở ra một kỉ nguyên mới cho quản lý học, được gọi là “phong trào quan hệ con người”, đối nghịch lại với “phong trào quản lý theo khoa học” của Taylor trước đó. Với sự nhấn mạnh mối quan hệ con người trong quản lý, các nhà quản lý phải tìm cách gia tăng sự thỏa mãn tâm lý và các nhu cầu tinh thần của nhân viên, phải tạo lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong nhóm, giữa người quản lý – giám sát và người lao động, đó là những nhân tổ quan trọng nhất để tăng năng suất lao động.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngành quản lý kinh tế  
 
;