Fayol cũng cho ràng, có những nguyên tác quản lý hành chính chung cho các loại hình tổ chức khác nhau. Các nguyên tắc này không cứng nhắc, tuyệt đối mà sự vận dụng nó phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể, phải linh hoạt như một nghệ thuật, đòi hỏi ở nhà quản lý trí thông minh, kinh nghiệm và sự quả quyết. Các nguyên tắc đó là:
- Phân công lao động và chuyên môn hóa, nhằm tạo ra năng suất lao động cao. Phân công phải phù hợp, rõ ràng và tạo sự liên kết.
- Quyền hạn: người quản lý phải có quyền hạn chính thức để ra quyết định, đồng thời phải có uy tín cá nhân (có được từ năng lực, kinh nghiệm và phong cách). Quyền hạn phải đi đôi với trách nhiệm.
- Kỉ luật: người lao động phải tự nguyện tuân thủ nội quy của tổ chức. Kỷ luật tốt là nhờ tổ chức quản lý có hiệu lực, nhờ công bằng hợp ỉý trong đãi ngộ, nhờ thưởng phạt công minh.
- Chỉ huy thống nhất: mỗi cấp dưới chỉ nhận mệnh lệnh từ một cấp trên.
- Chi đạo nhất quán: lập một cơ quan quản lý chỉ đạo duy nhất, có năng lực, có khả năng đưa ra được những quyết định dứt khoát, rõ ràng, chính xác.
- Hài hòa lợi ích: cá nhân phục tùng lợi ích chung, bộ phận phục tùng lợi ích toàn bộ tổ chức. Quản lý phải xử lý hài hòa khi có mâu thuẫn, xung đột lợi ích.
- Thù lao họp lý, ừả công thỏa đáng và sòng phẳng.
- Tập trung quyền lực quản lý: có hệ thống quyền lực thông suốt từ cao rihất đến thấp nhất. Việc ra quyết định phải tập trung vào cấp có quyền cao nhất.
- Trật tự: vật nào chỗ nấy.
- Sự hợp tình họp lý: những người lao động cần được đối xử một cách công bằng và hợp tình hợp lý.
- Ồn định chức trách: hạn chế việc thuyên chuyển, đổi việc; tạo điều kiện học tập và tích lũy kinh nghiệm.
- Kiểm tra tất cả mọi công việc.
- Sáng tạo: trao đủ quyền chủ động cho cấp dưới, thúc đẩy óc sáng tạo và sự hứng thú trong công việc.
- Tinh thần đồng đội: tăng cường ý thức tập thể, sự thống nhất và đoàn kết hỗ trợ giữa những người lao động trong một tổ chức.
Khác với Taylor xem xét mối quan hệ quản lý từ cấp thấp nhất của quản lý, Fayol xem xét quản lý từ trên xuống, tập trung vào việc tổ chức bộ máy lãnh đạo của các hãng lớn; và ông đi đến kết luận rằng thành công của người quản lý không phải nhờ những phẩm chất cá nhân mà nhờ những phương pháp được áp dụng và những nguyên tắc chỉ đạo hành động của người quản lý đỏ. Nhấn mạnh vai trò quan trọng của các phương pháp và nguyên tắc khoa học là điềm chung giừa Taylor và Fayol trong cách tiếp cận về quản lý.
Tóm lại, thuyết quản lý của Fayol đà chi ra chức năng và nguyên tắc quản lý mang tính thống nhất đối với mọi loại hình tổ chức, không phân biệt mục tiêu và tính chất của tổ chức. Nó có ưu điểm là tạo ki cương trong tổ chức, song chưa chủ trọng đầy đủ đến các mặt tâm lý và môi trường xã hội của người lao động, chưa đề cập đến mối quan hệ giữa xí nghiệp với khách hàng, thị trường, các đối thủ cạnh tranh và các ràng buộc nhà nước. Quá trình quản lý của ông có vè cứng nhắc, chuẩn mực chứ không đa dạng như trên thực tế. Tuy vậy, sự đóng góp của ông cho Quản lý học vẫn rất độc đáo và có giá trị.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
quản lý học