Mặc dù các bộ phận có thể rất khác nhau nhưng khi hợp thành hệ thống xã hội thi nhờ sự tác động đồng bộ, có phối hợp của các bộ phận mà tạo nên một chỉnh thể thống nhất và có được tính chất hơn hẳn sự tồn tại riêng rẽ của các bộ phận. Tính chất đó gọi là tính “trồi” của hệ thống.
Một hệ thống xã hội không thể tồn tại hoàn toàn độc lập. Nó luôn tồn tại trong môi trường. Các yếu tố của môi trường bên ngoài tác động lên hệ thống xã hội (thông qua hệ đầu vào) và ngược lại, hệ thống cũng tác động lên môi trường (bằng hệ đầu ra), góp phần làm thay đổi môi trường. Điều đó đòi hỏi phải xem xét một hệ thống xã hội trong mối quan hệ với các yếu tố tác động và chịu sự tác động của nó, tức là môi trường bên ngoài của nó.
Tính nhất thể của hệ thống xã hội có thể được phát huy nhờ quản lý. Thông qua quản lý, nếu biết tố chức, phối hợp, liên kết các bộ phận một cách tốt nhất và xây dựng được mối quan hệ hợp lý với môi trường bên ngoài thì sẽ tạo dược sự phát triển cao. Ngược lại, nếu không làm được diều đó thì sẽ không tạo được sức mạnh chung cho toàn hệ thống và hạn chế khả năng phát triển của các bộ phận. Trong những thập kỷ gần đây, nhiều nước như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore… mặc dù tài nguyên rất hạn chế, nhưng vì có được chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn, tố chức thực hiện thành công chiến lược nên đã sử dụng tốt các nguồn lực trong nước, thu hút được nguồn lực từ môi trường quốc tế và đưa nền kinh tể lên những bước phát triển nhanh chóng.
Tính phức tạp. Các hộ thống xã hội được tạo thành từ các bộ phận và bản thân các bộ phận này cũng là những hệ thống có lợi ích, mục tiêu và cách thức hoạt động riêng. Sự có mặt của con người như là yếu tố quan trọng nhất trong các hệ thống xã hội cũng thể hiện tính phức tạp của các hệ thống này.
Đọc thêm tại: http://giatriquanlyhoc.blogspot.com/2015/06/he-thong-xa-hoi-va-to-chuc-oi-tuong-cua.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
nghệ thuật quản lý nhân sự