Ngũ thường trong tư tưởng đức trị của Khổng Tử

       Có thể nói Khổng Từ là một nhà quản lý – cai trị xuất sắc. Những tư tưởng quản lý của ông thể hiện một triết lý sâu sắc và nhân văn, được xem như nền tảng văn hoá tinh thần cho hậu thế về quản lý xã hội ở nhiều quốc gia theo mô hình “ổn định, kỷ cương và phát triển”.

Ngũ thường trong tư tưởng đức trị của Khổng Tử

Tư tưởng quản lý của Khổng Tử xuất phát từ quan niệm con người có tính thiện, có lòng nhân từ, từ đó công cụ chủ yếu để cai trị xã hội là “đức”; và các phương pháp chủ yếu để quản lý con người là nêu gương và giáo dục họ.

Ông phân chia các giá trị xã hội thành ngũ thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Dũng; chia các mối quan hệ xã hội thành tam cương, bao gồm quan hệ vua – tôi, quan hệ cha – con và quan hệ thầy – trò. Đối với con người, ông chia thành hai loại: quân tử và tiểu nhân. Quân tử là người hiểu biết, là kè sĩ. Người quân tử biết tu thân, tề gia thì có thể trị quốc, bình thiên hạ, có thể làm người cai trị – quản lý, giáo hóa người khác và do tu luyện về đạo đức, trí năng mà thành.

“Nhân” là biết yêuthương người khác, biết giúp đỡ người khác thành công như minh. Dưới góc độ quản lý, “Nhân” trờ thành nguyên tắc cơ bản, quy định hoạt động của chủ thể quản lý trong quan hệ với chính mình và với đối tượng quản lý. Trong ngũ thường, “Nhân” là yếu tổ quan trọng nhất, quy định, chi phối, ảnh hưởng đến các yếu tố khác. Tư tưởng về “Nhân” được Khổng Từ nâng lên thành đạo, trở thành nguyên tắc chung cho toàn xã hội.

“Lễ” là hình thức của Nhân. “Điều gì mình không muốn ai làm cho mình thì không nên làm cho ai”. Thiếu Nhân thì Lễ chỉ là hình thức, giả dối: “Người không có đức Nhân thì Lễ mà làm gì”.

“Nghĩa” là thấy việc gì đáng làm là làm, không mưu tính lợi ích cá nhân. Nghĩa gắnliền với Nhân. Theo ông, “cách ứng xửcủa người quân tử không nhất định là như thệ này mới được, cũng không nhất định là như thế kia thì không được, cứ hợp nghĩa thì làm”. .

“Trí” là hiểu biết, có khả năng hành động có kết quả màkhông bị người khác lợi dụng; hiểu biết sáng suốt mới biết cách giúp người mà không hại cho người và cho mình.

“Dũng”-là kiên cường, quả cảm, dám hy sinh bản thân mình vì mục đích cao cả, dám vượt qua khó khăn để đạt được mục đích. Dũng là biểu hiện, là bộ phận của Nhân. Người Nhân ắt có Dũng, nhưng người Dũng chưa chắc đã có Nhân. “Hữu dũng vô nhân” là nguyên nhân của loạn. Theo Khổng Tử, Nhân – Trí – Dũng là phẩm chất cơ bản của người quân tử và cũng là tiêu chuẩn cơ bản của nhà quản lý – cai trị.


Đọc thêm tại: http://giatriquanlyhoc.blogspot.com/2015/06/nang-luc-cua-nha-lanh-ao-tuong-lai.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: nghệ thuật quản lý nhân sự
 
;