Các cơ hội và nguy cơ bất ngờ

     Trong hoạt động của hệ thống xã hội cò bốn loại nguồn lực tạo nên kết quả, đó là nhân lực, vật lực, tài lực và thông tin. Quản lý sẽ phổi hợp tất cả các nguồn lực của hệ thống thành một chỉnh thể, tạo nên tính trồi đề thực hiện mục đích của hệ thống với hiệu lực và hiệu quả cao. Mục tiêu của quản lý là đạt giá trị gia tăng lớn cho hệ thống xã hội và các thành viên của nó.

Các cơ hội và nguy cơ bất ngờ

     Điều kiện môi trường mà các hệ thống xã hội gặp phải luôn biến đổi không ngừng. Những biến đổi nhanh thường tạo ra các cơ hội và nguy cơ bất ngờ. Quản lý giúp các hệ thống xã hội thích nghi được với môi trường, nắm bắt tốt hơn các cơ hội, tận dụng hết các cơ hội và giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của các nguy cơ liên quan đến điều kiện môi trường. Không những thế, quản lý tốt còn làm cho hệ thống có được những tác động tích cực đến môi trường, góp phần bảo vệ môi trường.

      Quản lý cần thiết đối với mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội, từ mỗi đơn vị sản xuất – kinh doanh đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân; từ cá nhân, giá đỉnh, đơn vị dân cư đến đất nước và hoạt động trên phạm vi khu vực, phạm vi toàn cầu. Sự phân tích thất bại của các tổ chức được thực hiện qua nhiều năm đã cho thấy rằng sở dĩ các thất bại này có tỷ lệ cao là do quản lý tổi hoặc thiếu kinh nghiệm. Tạp chí điều tra nổi tiếng Forbes qua nghiên cứu các công ty Mỹ trong nhiều năm đã phát hiện ra rằng các công ty luôn thành đạt chừng nào chúng còn được quản lý tốt. về tầm quan trọng của quản lý thì không ở đãu được thể hiện rõ bằng ở các nước đang phát triển. Bản tổng quan về vấn đề này trong những năm gần đãy của các chuyên gia về phát triển đã cho thấy sự cung cấp tiền bạc hoặc công nghệ đã không đem lại sự phát triển mong muốn. Yếu tổ hạn chế trong hầu hết mọi trường hợp chính là sự thiếu thổn về chất lượng và sức mạnh của các nhà quản lý.

Quá trình quản lý

      Như đã đề cập ở trên, bốn chức năng cơ bản của quá trình quản lý lả: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. Hình 1-7 minh hoạ các chức năng này và cho thấy chúng gắn với các mục đích, mục tiêu của hệ thống được quản lý như thế nào. Bốn chức năng trên thiết lập cơ sờ nền tảng cho cuốn sách này, mỗi chức năng được xem xét chi tiết trong một phần riêng (lập kế hoạch ờ phần D, tổ chức ở phần E, lãnh đạo ở phần F, kiểm soát ở phần G). Cần lưu ý rằng với tầm quan trọng của lãnh đạo đối với thảnh công của các tổ chức ngày nay, chúng ta sỗ giải quyết các vấn đề của lãnh đạo trong toàn bộ cuốn sách. Dưới đãy sẽ là tóm tắt nội dung của bốn chức năng quản lý.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: quản lý học
 
;