Ảnh hưởng của sự thay đổi của hệ thống

      Các bộ phận của các hệ thống xã hội liên hệ với nhau và với môi trường bằng trăm, nghìn mối liên hệ khác nhau, trực tiếp và gián tiếp. Chính những mối liên hệ đó đã làm cho sự thay đổi trong một bộ phận có thể gây nên sự thay đổi của các bộ phận khác và cả hệ thống ; ngược lại sự thay đổi của hệ thống có thể làm ảnh hưởng đến các bộ phận cấu thành của nó.

Ảnh hưởng của sự thay đổi của hệ thống

     Sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các tổ chức, các gia đình, các cá nhân. Kiến thức, kỹ năng của nguồn nhân lực trong các tố chức sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các tố chức đó, của cộng đồng và xã hội.

     Dấu hiệu phức tạp còn thể hiện ờ các mối liên hệ ngược đưa kết quả thành nguyên nhân để dẫn đến các kết quả ở giai đoạn tiếp theo, đưa đầu ra trở lại đầu vào của hệ thống. Chẳng hạn mối quan hệ giữa thu nhập quốc dân và đầu tư trong nền kinh tế. Nếu kết quả của nền kinh tế càng lớn, khả năng tích lũy để tái đầu tư càng lớn và tiếp vòng sau kết quả của nền kinh tế càng lớn hơn. Các mối liên hệ ngược phức tạp nhất được thể hiện qua việc hình thành giá cả và mối quan hệ liên ngành trong nền kinh tế. Việc tăng/giảm giá sản phẩm, dịch vụ của một ngành nào đó sẽ làm tàng/giảm giá sản phẩm của các ngành khác và quay trở lại làm tăng/giãm giá sản phẩm của chính ngành đó. Các tác động liên hệ ngược dây chuyền này diễn ra nhiều vòng có thể làm tăng ành hưởng của tác động ban đầu.

      Giữa hệ thống xã hội, các bộ phận cấu thành và môi trường bên ngoài của nó luôn song hành tính thống nhất và xung đột. Sự cần thiết phải kết hợp hài hòa hai mặt đối lập kể trên là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất làm xuất hiện nhu cầu quản lý đối với các hệ thống xã hội.

      Tính hưởng đích. Nói đến hệ thống xã hội là nói tới mục tiêu. Mọi hệ thống đều có xu hướng tìm đến mục tiêu là một trạng thái cân bằng nào đó. Ví dụ, mọi xã hội và cộng đồng, dù ở nước Mỹ hay Việt Nam đều có xu hướng tiến đến mục tiêu tối cao của sự phát triển là: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và vãn minh”. Đối với hệ thống xã hội lớn, gồm nhiều bộ phận, thì mỗi bộ phận cũng có mục tiêu riêng của mình. Yêu cầu mang tính khách quan là phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chung của toàn hệ thống và mục tiêu riêng của các bộ phận, kết hợp các mục tiêu trong và ngoài. Đây cũng là một yếu tố làm xuất hiện nhu cầu đối với quản lý.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nghệ thuật quản lý
 
;