Học tập để quản lý

Các giáo viên thực hiện giảng dạy thì trưởng bộ môn phải là một giáo viên, có khả năng hướng dẫn các kỹ năng giảng dạy cho cấp dưới của mình. Các kế toán viên thực hiện các quy trình kế toán và kế toán trưởng phải có khả năng hướng dẫn cho họ những quy trình đó. Để quản lý bộ phận đổi ngoại, trưởng phòng đối ngoại phải là một nhà ngoại giao giỏi.


Học tập để quản lý

Gắn liền với việc sử dụng các phương pháp, quy trình và công cụ cụ thể, để có kỹ năng kỹ thuật, nhà quản lý phải được đào tạo và phải trải qua kinh nghiệm thực tế. Điều đó giải thích tại sao khi tuyển người vào các chức vụ quản lý, bên cạnh yêu cầu về bằng cấp bao giờ cũng có yêu cầu về kinh nghiệm chuyên môn.

Kỹ năng con người

Kỹ năng con người (hay kỹ nâng làm việc với con người) là năng lực của một người có thể làm việc trong mỗi quan hệ hợp tác với những người khác, bao hàm những kỹ năng cụ thể sau:


  • Đánh giá đúng con người, có khả năng thấu hiểu và thông cảm với những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của con người;

  • Có khả năng giành quyền lực và tạo ảnh hưởng;

  • Mồm dẻo trong hành vi, có kỹ năng truyền thông và đàm phán;

  • Có khả năng chủ trì các cuộc họp;

  • Sử dụng một cách có nghệ thuật các phương pháp tạo động lực cho con người;

  • Có khả năng xây dựng và làm việc theo nhóm;

  • Giải quyết tốt các xung đột trong tập thể;

  • Có năng lực hợp tác và xây dựng, duy trì mạng lưới quan hệ.

  • Quản lý có hiệu quả thời gian và sự căng thẳng của bản thân, không để các vấn đề cá nhân làm ảnh hưởng đến công việc chung, v.v.

Nhà quản lý có kỹ năng làm việc với con người sẽ tham gia tích cực vào công việc của tập thể, tạo ra được một môi trường trong đó mọi người cảm thấy an toàn, dễ dàng bộc bạch ý kiến vả có thể phát huy triệt để tính sáng tạo. Họ là những người có ý thức cao về bàn thân, có năng lực hiểu và quan tâm đến cảm xúc của những người khác. Điều đó liên quan tới khái

niệm về trí thông minh cảm xúc, được Daniel Goleman – một học giả và nhà tư vấn định nghĩa như là “năng lực quản lý bản thân và các mối quan hệ của chủng ta một cách có hiệu lực”


Đọc thêm tạihttp://giatriquanlyhoc.blogspot.com/2015/06/ac-iem-cong-viec-cua-nha-quan-ly.html



Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế học quản lý
 
;