Thời cổ đại, các nhà hiền triết của Trung Hoa đã có những đóng góp đáng kể vào kho tàng tư tưởng quản lý, trong đó tiêu biểu nhất là hai trường phái “đức trị” và “pháp trị” mà cho tới nay các tư tưởng đó vẫn còn đậm nét trong phong cách quản lý của nhiều nước châu Á. Sau đãy giới thiệu hai tác giả đại diện cho hai trường phải trên là Khổng Tử với tư tưởng “đức trị” và Hàn Phi Tử với tư tưởng “pháp trị”. Nói chung các tư tưởng quản lý cổ đại chủ yểu bàn về các mối quan hệ của đời sống xã hội và phương pháp cai trị đất nước.
Các tác phẩm của Hàn Phi Tử tập trung giải quyết những vấn đề chính trị và quản lý – cai trị dựa trên cơ sở triết học vững chắc, trong đó nổi bật lên hai tư tưởng cơ bản: một là, bản chất con người có tính ác, mưu lợi cho bản thân; hai là, lý luận phải tùy thời mới có ích.
Trong khi Khổng Tử cho ràng bản chất của con người là “thiện” thì Hàn Phi Tử cho rằng con người có tính “ác”. Hàn Phi Tử chù trương dùng hình phạt để ngăn ngừa những hành động của dân có hại cho nước. Theo Hàn Phi Tử, chỉ có một số rất ít thánh nhân có tính thiện, còn đại đa số vốn có tính ác: tranh nhau vì lợi, sẵn sàng giết nhau vì miếng ăn hay chức vị, làm biếng, khi có dư ăn rồi thì không muốn làm gì nữa, chì phục tùng quyền lực. Hơn 2000 năm sau, tư tưởng vị lợi của Hàn Phi Tử được tái hiện trong tư tưởng “con người kinh tổ” – cơ sở’ triết học của thuyết Quản lý theo khoa học của Taylor và “con người lười nhác” trong thuyết X của Mc. Gregor.
Thực dụng và cực đoan hơn tư tưởng quản lý thời Taylor, Hàn Phi Tử đã mở rộng bản chất vị lợi đến mọi mối quan hệ gia đình và xã hội. Theo ông, quyền lực suy cho cùng cũng chỉ vì quyền lợi vật chất. Đặc biệt ông đã vượt xa thòi đại mình khi nêu ra tư tưởng đấu tranh sinh tổn và giải thích nguyên nhân của sự nghèo khổ là do dân số tăng nhanh, vượt quá sự gia tăng của sản xuất.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
nghệ thuật quản lý