Các xu hướng tác động lên sự thay đổi của quản lý

Các hệ thống xã hội và tổ chức ngày nay đang thay đổi một cách nhanh chóng. Mặc dù chưa đầy đủ, danh mục các xu hướng được nêu dưới đãy sẽ giúp ích cho việc học tập về quản lý.

Các xu hướng tác động lên sự thay đổi của quản lý

  • Tầm quan trọng ngày càng tăng của vốn tri thức. Chuyển từ niềm tin vào sự cần thiết phải thu hút được nhiều lao động chăm chỉ làm việc sang niềm tin vào tập hợp của tri thức, kinh nghiệm, sự cam kết và sức sáng tạo của các thành viên. Các tổ chức có kết quả hoạt động tốt hơn nếu đối xử với con người tốt hơn, khi không coi người lao động như những khoản chi phí cần kiểm soát mà coi họ như tài sản có giá trị chiến lược cần được nuôi dưỡng và phát triển.

  • Công nghệ đã trở thành động lực cơ bản của sự pliảt triển. Các sản phẩm, dịch vụ dựa trên công nghệ mới tạo điều kiện cho các tổ chức đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Những cơ hội mới xuất hiện cùng với sự phát triển của công nghệ máy tính và thông tin tiếp tục làm thay đổi cách tổ chức vận hành và con người làm việc. Chính phủ điện tử góp phần phát triển các nhà nước nhỏ hơn nhưng hiệu lực, hiệu quả cao hơn. Các tổ chức với cơ cấu không ranh giới hoạt động với phương châm nhỏ hơn, năng động hơn ngày càng chiếm ưu thế.

  • Hội nhập quốc tổ dẫn đến sự phụ thuộc tương hỗ, cạnh tranh và hợp tác giữa các tổ chức, các quốc gia trên phạm vi toàn cầu. Sự phát triển của công nghệ (đặc biệt là truyền thông và giao thông) kết hợp với việc dỡ bỏ điều tiết đổi với thị trường và mở cửa biên giới đã mở rộng và làm tăng tổc độ luận chuyển của nhân lực, tài chính, thông tin, sản phẩm và dịch vụ.

  • Nhấn mạnh tầm quan trọng của làm việc nhóm. Cáctổ chức ngày nay được dẫn dắt bởi các nhóm làm việc có khả năng thu hút nhân tài cho việc giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

  • Thời cơ của làm việc theo mạng lưới. Các tổ chức ngày nay làm việc theo mạng lưới để có thể phối hợp và truyền thông một cách mạnhmẽ, theo thời gian thực, cả ở bên trong giữa các bộ phận và bên ngoài với các đối tác, nhà thầu, nhà cung cấp và khách hàng.

  • Sự kỳ vọng vào lực lượng lao động mới. Thể hệ người lao động mới mang vào nơi làm việc quan điểm của họ về sự không khoan nhượng với hệ thống thứ bậc và mối quan hệ quan liêu, sự quan tâm đến năng lực thực hiện công việc hơn là vị thế và thâm niên.

  • Quan tâm đến sự cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc. Xã hội ngày càng phức tạp, con người ngày càng phải chịu nhiều sức ép, người lao động đang buộc các tổ chức quan tâm tới việc đảm bảo sự cân bằng những nhu cầu mâu thuẫn của cống việc và cuộc sống riêng.

  • Tập trung vào tốc độ. Mọi sự vật ngày nay đều diễn ra vô cùng nhanh chóng; ai đưa sản phẩm ra thị trường đầu tiên sẽ chiếm được lợi thế và trong bất cứ tổ chức nào công việc phải được thực hiện một cách tốt nhất và nhanh nhất.

Đọc thêm tạihttp://giatriquanlyhoc.blogspot.com/2015/06/tim-hieu-ve-ky-nang-nhan-thuc.html


 Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngành quản lý kinh tế  
 
;