Elton Mayo (1880 -1949): Tập trung vào các mối quan hệ con người

     Xét về mặt khoa học, cuộc nghiên cửu ở nhà máy Hawthornes thuộc Công ty Điện lực miền Tây (Western Electric Company) ở gần Chicago là một sự kiện lớn trong lịch sử phát triển của lý thuyết quản lý. Tại đãy, năm 1942, đã có một cuộc nghiên cứu về sự tác động của các yếu tổ vật chất (tiếng ồn, ánh sáng, độ nóng, v.v.) đến năng suất lao động của hai nhóm nữ công nhân. Kết quả .cho thấy khi các điều kiện vật chất được cải thiện, năng suất lao động đã nâng cao hơn. Tuy nhiên, khi làm cuộc thí nghiệm ngược lại, các nhà nghiên cứu thấy rằng năng suất lao động của công nhân vẫn tiếp tục tăng cho dù các điều kiện vật chất đã bị hạ thấp xuống như lúc khởi đầu.

Elton Mayo (1880 -1949): Tập trung vào các mối quan hệ con người

     Elton Mayo – một giáo sư về tâm lý học của trường Harvard – đã nghiên cứu và giải thích hiện tượng nghịch lý này. Trong 5 năm (1927 – 1932), Mayo đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu khác nhau và có nhiều khám phá quan trọng làm nền tàng cho quản lý. Trong ba cuộc nghiên cứu liên tục, ông lần lượt phát hiện ra: ánh sáng không gây ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân; các điều kiện làm việc cũng không có hoặc ít có quan hệ với năng suất; tiền lương và tiền thưởng cũng không tạo ra tác động nào đáng kể trong năng suất lao động của tập thể. Trái lại, những yếu tố chủ yếu có can dự đến năng suất lại là những yếu tổ phi vật chất. Ông rút ra một số kết luận: (i) tâm lý và hành vi của con người có quan hệ rất chặt chẽ với nhau; (ii) khi con người làm việc trong nhóm, thì nhóm có ảnh hưởng lớn đến hành vi của cá nhân; (iii) với tư cách thành viên của một nhóm, công nhân có xu hướng tuân theo các qui định của nhóm, kể cả những qui định không chính thức, hơn là chịu sự tác động của các yếu tổ kích thích bên ngoài.

     Những khám phá này đưa đến nhận thức mới về yếu tổ con người trong quản lý. Mặc dù bị nhiều chỉ trích về tính khoa học của các phương pháp được áp dụng, công trình của Mayo tại nhà máy Hawthornes đã mở ra một kỉ nguyên mới cho quản lý học, được gọi là “phong trào quan hệ con người”, đối nghịch lại với “phong trào quản lý theo khoa học” của Taylor trước đó. Với sự nhấn mạnh mối quan hệ con người trong quản lý, các nhà quản lý phải tìm cách gia tăng sự thỏa mãn tâm lý và các nhu cầu tinh thần của nhân viên, phải tạo lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong nhóm, giữa người quản lý – giám sát và người lao động, đó là những nhân tổ quan trọng nhất để tăng năng suất lao động.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngành quản lý kinh tế  

Những nguyên tắc quản lý hành chính của Fayol

       Fayol cũng cho ràng, có những nguyên tác quản lý hành chính chung cho các loại hình tổ chức khác nhau. Các nguyên tắc này không cứng nhắc, tuyệt đối mà sự vận dụng nó phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể, phải linh hoạt như một nghệ thuật, đòi hỏi ở nhà quản lý trí thông minh, kinh nghiệm và sự quả quyết. Các nguyên tắc đó là:

Những nguyên tắc quản lý hành chính của Fayol

  1. Phân công lao động và chuyên môn hóa, nhằm tạo ra năng suất lao động cao. Phân công phải phù hợp, rõ ràng và tạo sự liên kết.

  2. Quyền hạn: người quản lý phải có quyền hạn chính thức để ra quyết định, đồng thời phải có uy tín cá nhân (có được từ năng lực, kinh nghiệm và phong cách). Quyền hạn phải đi đôi với trách nhiệm.

  3. Kỉ luật: người lao động phải tự nguyện tuân thủ nội quy của tổ chức. Kỷ luật tốt là nhờ tổ chức quản lý có hiệu lực, nhờ công bằng hợp ỉý trong đãi ngộ, nhờ thưởng phạt công minh.

  4. Chỉ huy thống nhất: mỗi cấp dưới chỉ nhận mệnh lệnh từ một cấp trên.

  5. Chi đạo nhất quán: lập một cơ quan quản lý chỉ đạo duy nhất, có năng lực, có khả năng đưa ra được những quyết định dứt khoát, rõ ràng, chính xác.

  6. Hài hòa lợi ích: cá nhân phục tùng lợi ích chung, bộ phận phục tùng lợi ích toàn bộ tổ chức. Quản lý phải xử lý hài hòa khi có mâu thuẫn, xung đột lợi ích.

  7. Thù lao họp lý, ừả công thỏa đáng và sòng phẳng.

  8. Tập trung quyền lực quản lý: có hệ thống quyền lực thông suốt từ cao rihất đến thấp nhất. Việc ra quyết định phải tập trung vào cấp có quyền cao nhất.

  9. Trật tự: vật nào chỗ nấy.

  10. Sự hợp tình họp lý: những người lao động cần được đối xử một cách công bằng và hợp tình hợp lý.

  11. Ồn định chức trách: hạn chế việc thuyên chuyển, đổi việc; tạo điều kiện học tập và tích lũy kinh nghiệm.

  12. Kiểm tra tất cả mọi công việc.

  13. Sáng tạo: trao đủ quyền chủ động cho cấp dưới, thúc đẩy óc sáng tạo và sự hứng thú trong công việc.

  14. Tinh thần đồng đội: tăng cường ý thức tập thể, sự thống nhất và đoàn kết hỗ trợ giữa những người lao động trong một tổ chức.

     Khác với Taylor xem xét mối quan hệ quản lý từ cấp thấp nhất của quản lý, Fayol xem xét quản lý từ trên xuống, tập trung vào việc tổ chức bộ máy lãnh đạo của các hãng lớn; và ông đi đến kết luận rằng thành công của người quản lý không phải nhờ những phẩm chất cá nhân mà nhờ những phương pháp được áp dụng và những nguyên tắc chỉ đạo hành động của người quản lý đỏ. Nhấn mạnh vai trò quan trọng của các phương pháp và nguyên tắc khoa học là điềm chung giừa Taylor và Fayol trong cách tiếp cận về quản lý.

      Tóm lại, thuyết quản lý của Fayol đà chi ra chức năng và nguyên tắc quản lý mang tính thống nhất đối với mọi loại hình tổ chức, không phân biệt mục tiêu và tính chất của tổ chức. Nó có ưu điểm là tạo ki cương trong tổ chức, song chưa chủ trọng đầy đủ đến các mặt tâm lý và môi trường xã hội của người lao động, chưa đề cập đến mối quan hệ giữa xí nghiệp với khách hàng, thị trường, các đối thủ cạnh tranh và các ràng buộc nhà nước. Quá trình quản lý của ông có vè cứng nhắc, chuẩn mực chứ không đa dạng như trên thực tế. Tuy vậy, sự đóng góp của ông cho Quản lý học vẫn rất độc đáo và có giá trị.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: quản lý học

Thuyết quản lý hành chính của Luther Gulick và Lyndal Unwick

      Luther Gulick và Lyndal Urwich là hai tác giả đã có một tuyển tập các bài viết về lý thuyết tổ chức và hành chính công, căn cứ trên kinh nghiệm quản lý công nghiệp và chính quyền. Có thể nói các bài viết của Luther Gulick và Lyndal Unwick về quản lý hành chính đã khẳng định thêm sự tiến triển của Quản lý học trên thế giới.

Thuyết quản lý hành chính của Luther Gulick và Lyndal Unwick

      Hai ông đã đưa ra thuật ngữ “POSDCORB” nổi tiếng, viết tắt bằng những chữ cái đầu của tiếng Anh thể hiện các chức năng cơ bản của nhà quản lý, đó là:

      Planning – Lập kế hoạch; Organizing – Tổ chức; Staffing – Công tác cán bộ; Directing – Chi huy; Coordinating – Phối họp; Reporting – Báo cáo; Budgeting – Lập ngân sách.

      Theo Gulick và Unwick, các chức năng quản lý nêu trên có tính phổ biến cho mọi tổ chức và được xem như kĩ thuật tổng quát của quản lý. Theo thời gian, những chức năng trên đã trở thành “các nguyên tắc khoa học cẩm nang” trong tâm trí của nhiều học giả và các nhà quản lý thực hành. Thực ra, những chức năng đó về bản chất không phải là những thực tế bất biến, song nóđơn giản và dễ hiểu để hình dung các hoạt động quản lý cần phải có của bất kì một tổ chức nào.

     Trong một bài viết về quản lý xuất bản năm 1937, Gulick và Unwickcòn nhấn mạnh đến 8 yếu tổ mang tính nguyên tắc sau đãy: (1). Phải bố trí đúng người vào bộ máy tổ chức; (2). Phải có một nhà quản lý cao cấp nhất trong một tổ chức nắm giữ nguồn gốc của quyền hành; (3). Phải tuân thủ triệt để nguyên tắc thống nhất điều khiển; (4). Phải có các nhân viên chuyên môn cùng với các nhân viên tổng hợp; (5). Phải thành lập các đom vị nhỏ trong tổ chức căn cứ theo mục tiêu, tiến trình và địa điểm; (6). Phải ủy quyền; (7). Phải cân đối giữa quyền hành và trách nhiệm; (8). Phải xác định tầm quản lý thích họp, sử dụng công thức để xác định số lượng tổi thiểu và tổi đa cấp dưới mà một người quản lý có thể giám sát một cách hiệu quả.

       Hai tác giả cho rằng các nguyên tắc trên là quan trọng, nhưng lại không chú ý đến noi có thể áp dụng những nguyên tắc đó. Vì quá chú trọng đến nguyên tắc mà một số vấn đề mấu chốt của quản lý chưa đưa ra được.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế học quản lý

Thuyết quản lý hành chính của Henry Fayol

       “Thuyết quản lý hành chính” là tên được đặt cho một nhóm các tư tưởng quản lý của một số tảc giả ở Mỹ, Pháp, Anh, Đức nêu lên vào những thập kỉ đầu thế kỉ XX. Nếu các thuyết quản lý theo khoa học tập trung vào việc nâng cao năng suất lao động theo hướng vi mô, thì thuyết quản lý hành chính tập trung sự chú ý vào những nguyên tắc quản lý lớn áp dụng cho những cấp, bậc tổ chức cao hơn. Các tác giả tiêu biểu của thuyết quản lý hành chính là Henry Fayol của Pháp, Max Weber của Đức, Chester Barnard của Mỹ.

Thuyết quản lý hành chính của Henry Fayol

        Henry Fayol (1841 -1925)

       ‘Henry Fayol là người đưa ra thuyết quản lý hành chính ở Pháp, được đánh giá là một “Taylor của Châu Âu” và là “người cha thực sự của lý thuyết quản lý hiện đại”.

        Fayol phân loại hoạt động của một hãng kinh doanh cũng như của bất kl tổ chức nào thành 6 nhóm: (1). Kĩ thuật; (2). Thương mại; (3). Tài chính; (4). Bảo vệ an ninh về người và tài sản; (5). Hạch toán, thống kê; (6). Quản lý hành chính.

      Ông cho rằng nhóm 6 (quản lý hành chính) có liên quan tới cả 5 nhỏm hoạt động bên trên và là sự bao trùm để tạo ra sức mạnh tổng hợp của một tổ chức. Chức vụ càng cao thì đòi hỏi năng lực quản lý hành chính càng lớn; còn ờ cấp dưới thì năng lực chuyên môn là quan trọng nhất.

       Fayol định nghĩa: Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra. ông là người đầu tiên nêu một cách rõ ràng các yếu tổ của quá trình quản lý, cách thức phân tích một quá trình quản lý phức tạp thành các chức năng tương đối độc lập và mang tính phồ biến đổi với các tổ chức, gồm:

     Dự đoán – lập kế hoạch là nội dung quan trọng hàng đầu của quản lý hành chính. Công tác kế hoạch là cần thiết vì nó tránh được sự do dự, lường trước những thay đổi, những khó khăn. Tuy nhiên ông cùng chì ra tính tương đổi của công cụ kế hoạch là không thể dự đoán trước được tất cả những sự việc bất ngờ có thể xảy ra, do đó kế hoạch cần phải có tính linh hoạt để ứng phó.

     Tổ chức toàn bộ chức năng này có thể chia thành hai bộ phận chính: tổ chức vật chất và tổ chức con người. Đóng góp nổi bật của ông là đưa ra trật tự thứ bậc trong bộ máy quản lý với sơ đồ tổ chức quản lý gồm ba cấp cơ bản. Cấp cao nhất là Ban giám đốc chi đạo mọi hoạt động trong tổ chức; cấp giữa là các nhà quản lý bậc trung – những người lập kế hoạch, tuyển chọn nhân viên, chỉ đạo các bộ phận, tổ chức thực hiện mục tiêu đề ra. cấp thấp nhất là các nhà quản lý cơ sở, mang tính tác nghiệp. Trật tự đó thể hiện sự phân phối quyền hạn và trách nhiệm với ranh giới rõ ràng.

       Điều khiển muốn làm được nhiệm vụ này, người quản lý phải động viên và thúc đẩy hành động của con người, đề cao tính tích cực, sáng tạo, tính kỉ luật và sự trung thành của cấp dưới.

       Phối hợp chức năng này nhằm đạt được sự thống nhất bằng cách: Kêt họp hài hòa tất cả các hoạt động; Cân bằng hợp lý các khía cạnh vật chất, xã hội và các chức năng; Duy trì cán cân tài chính; Áp dụng mọi biện pháp thích đáng để mọi hoạt động đều hướng vào mục đích chung.

      Kiểm tra là chức năng cuối cùng. Đó là giám sát việc thực hiện kế hoạch, cung cấp các thông tin một cách chính xác và thường xuyên để các cấp quản lý kịp thời điều chỉnh và rút kinh nghiệm.


Thuyết quản lý theo khoa học

       a. Henry Lawrence Gantt (1861-1919)

        Gantt đã đóng góp phát triển thuyết quản lý theo khoa học của Taylor qua ba tư tưởng chính:

Thuyết quản lý theo khoa học

  • Vấn đề dân chủ trong công nghiệp: coi trọng con người, đề cao quan hệ hợp tác hòa hợp giữa người quản lý với công nhân; chú trọng sự công bằng về cơ hội (mỗi cá nhân đều có cơ hội như người khác để phát huy năng lực của mình ở mức cao nhất).

  • Coi tiền thưởng là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy công việc (chứ không phải là hình phạt, kỷ luật), Gantt cho rằng hệ thống trả lương theo sản phẩm do Taylor đề xướng không có tác động nhiều đến sự kích thích công nhân. Do đó Gantt đã bổ sung vào việc trả lương theo sản phẩm của Taylor bằng hệ thống tiền thưởng. Theo hệ thống này, nếu công nhân vượt mức sản phẩm phải làm trong ngày, họ sẽ được hưởng thêm một khoản tiền. Đặc biệt, trong trường hợp đó, cả người quản lý trực tiếp công nhân cũng được thưởng.

  • “Biểu đồ Gantt” nhằm kiểm tra việc thực hiện công việc theo kế hoạch. Biểu đồ này cho thấy, sản lượng dự tính (số lượng đặt ra), tiến trình của công việc (số lượng hoàn thành) và tỉ lệ giao hàng (số lượng xuất kho) theo dòng thời gian.

      b. Lilian Gilbreth và Frank Gilbreth

     Trong lúc F.Taylor tìm cách làm cho công việc được hoàn thành nhanh hơn bằng cách tác động vào công nhân, thì Lilian Gilbreth (1878 – 1972) và Frank Gilbreth (1868 – 1924) tìm cách gia tăng tốc độ bằng cách giảm các thao tác thừa. Với quan niệm đó, ông bà Gilbreth đã khám phá ra rằng trong 12 thao tác mà người thợ xây thực hiện để xây gạch lên tường có thể rút xuổng còn 4 và nhờ đó mỗi ngày một người thợ có thể xây được 2700 viên gạch thay vì 1000 mà không cần phải hối thúc. Ông bà Gilbreth cũng cho rằng thao tác có quan hệ đến sự mệt mỏi của công nhân, do đó bớt số lượng thao tác thì cũng giảm được sự mệt nhọc. Lilian- Gilbreth là một trong những người đầu tiên lưu ý đến khía cạnh tâm lý trong quản lý với luận án tiến sĩ nhan đề “Tâm lý quản lý”. Rất tiếc do sự kì thị nam nữ ở Mỹ vào thời gian đó, tư tưởng khoa học của Lilian Gilbreth đã không được quan tâm chú ý.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: nghệ thuật quản lý

Nhận xét về thuyết quản lý theo khoa học của Taylor

      Thuyết Quản lý theo khoa học của Taylor không chỉ là một tập họp các nguyên tắc và biện pháp kĩ thuật thuần túy, mà là sự hợp tác, hài hòa những mối quan hệ cơ bản giữa con người với máy móc, kĩ thuật; giữa người với người trong quá trình sản xuất, đặc biệt giữa người quản lý và người lao động. Nhờ áp dụng thuyết này tại các xí nghiệp công nghiệp ở Mĩ thời kì đó, năng suất lao động đã tăng vượt bậc, giá thành hạ; kết quả cuối cùng là lợi nhuận cao, cả chủ và thợ đều có thu nhập cao.

Nhận xét về thuyết quản lý theo khoa học của Taylor

       Thuyết Quản lý theo khoa học chủ yếu đề cập đến công việc quản lý ờ cấp cơ sở (doanh nghiệp) với tầm vi mô. Tuy nhiên, nó đãđặt nền móng rất cơ bản cho lý thuyết quản lý nói chung, đặc biệt về phương pháp làm việc tổi ưu (có hiệu quả cao), tạo động lực trực tiếp cho người lao động và việc phân cấp quản lý. Từ tinh thần cốt lõi đó, đã tạo ra một phong trào quản lý theo khoa học với “Hiệp hội Taylor” thu hút nhiều nhà quản lý tài năng góp phần hoàn thiện và phát triển lý thuyết này.

       Tuy nhiên, mặt hạn chế của thuyết này là sự hiểu biết phiến diện và máy móc về con người, bị chi phối bởi tư tưởng triết học “con người kinh tổ” mà tác giả tiếp nhận ở thời đại đó. Nhiều nhà phê bình cho rằng nói chung thuyết Quản lý theo khoa học của Taylor chỉ chú ý đến khía cạnh kĩ thuật, thiếu tính nhân bản. Thật vậy! Trước hết, với định mức lao động thường rất cao đòi hỏi công nhân phải làm việc cật lực. Hơn nữa, phân công lao động và chuyên môn hóa quá chi tiết tuy có làm năng suất lao động tăng lên nhưng khiến con người như một cái đinh ốc trong cỗ máy gắn chặt với dây chuyền sản xuất, bị méo mó về tâm – sinh lý.

       Để thực hiện các thao tác quá đơn giản trong suốt cuộc đời lao động, những người thợ không cần phải được đào tạo phát triển nâng cao trình độ, cũng có nghĩa là không có cơ hội thăng tiến và nhận được thu nhập cao hơn. Cũng có ý kiến cho rằng tư tưởng của Taylor là sản phẩm của thời đại ông sống cuối thế ki XIX, đầu thế kỉ XX, khi xã hội Mỹ đang muốn tìm cách tăng năng suất lao động của công nhân bằng các tiến bộ kĩ thuật, khi chưa có những nghiên cứu về tâm lý học, xã hội học để hiểu sâu sắc hơn bản chất con người như sau này.

        Taylor là người đã có những đóng góp lớn trong phong trào quản lý theo khoa học ở Mỹ đầu thế kỷ XX nhưng không phải là người duy nhất. Sau Taylor, một số tác giả khác đã nghiên cứu, phát triển, sáng tạo ra nhiều điểm mới nhằm hạn chế tính cơ giới, đề cao tính tích cực sáng tạo của người lao động, nhân đạo hóa quan hệ quản lý. Đóng góp đáng kể vào quá trình đó có công lao của Henry L. Gantt (1861 – 1919) về hệ thống tiền thưởng; của Ông bà Gilbreth về việc loại bỏ các động tác thừa và về cơ hội thăng tiến của người công nhân, v.v.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: nghệ thuật quản lý nhân sự

Tư tưởng quản lý của Frederick Winslow Taylor

      Với các công trình nghiên cứu “Quản lý ở nhà máy” (1903), “Những nguyên lý quản lý theo khoa học” (Principles of scientific management, năm 1911), ông đã hình thành thuyết Quản lý theo khoa học,một học thuyết rất có giá trị và ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ hoạt động quản lý ở Mỹ và châu Âu thời kì xã hội công nghiệp, mở ra “kỷ nguyên vàng” trong quản lý. Tên tuổi của F Taylor gắn liền với thuyết Quản lý theo khoa học và ở phương Tây người ta gọi ông là cha đẻ của quận lý học.

Tư tưởng quản lý của Frederick Winslow Taylor

     Các tư tưởng chính của thuyết Quản lý theo khoa học của Taylor là:

-          Tiêu chuẩn hóa công việc: Qua quan sát, phân tích các động táccủa công nhân, Taylor nhận thấy có những động tác thừa và mất nhiều sức khiến năng suất lao động bị hạn chế; từ đó rút ra kết luận cần phải hợp lý hóa lao động trên cơ sở định mức cụ thể với những tiêu chuẩn định lượng như một cách thức tổi ưu để phân chia công việc thành những công đoạn, những khâu hợp lý; định ra chuẩn mực để đánh giá kết quả lao động.Việc xây dựng định mức lao động chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp thực nghiệm: chọn công nhân khỏe, hướng dẫn họ những thao tác chuẩn xác, bấm giờ thực hiện từng động tác, lấy đó làm mức khoán chung. Đó là mức cao đòi hỏi phải làm cật lực song dược bù đắp bằng thu nhập từ tăng năng suất.

-           Chuyên món hóa lao động: Phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa trong tổ chức nhằm đạt yêu cầu “tốt nhất” (do thành thục trong thao tác) và “rẻ nhất” (do không có động tác thừa và do chi phí đào tạo thấp). Việc này trước hết phụ thuộc nhà quản lý trong tổ chức sản xuất. Tổ chức sản xuất theo dây chuyền là hệ quả của hướng chuyên môn hóa lao động, trong đỏ mỗi công nhân chì thực hiện thường xuyên, liên tục một (hoặc vài) động tác đơn giàn. Từ đó, việc đào tạo công nhân hướng vào sự thành thạo hơn là tay nghề “vạn năng”. Taylor nhấn mạnh phải tìm những người thợ “giòi nhất” theo hướng chuyên sâu, dựa vào năng suất lao động cá biệt đó để xây dựng định mức lao động.Việc chuyên môn hóa lao động kéo theo yêu cầu cải tiến công cụ lao động theo hướng chuyên môn hóa (công cụ chuyền dùng cho từng động tác lao động đã được chia nhỏ) để dễ sử dụng nhất, tổn ít sức nhất và đạt năng suất cao nhất.

-         Cải tạo các quan hệ quản lý: Duy trì bầu không khí họp tác giữa người điều hành và thợ cũng là một yếu tổ quan trọng của môi trường lao động. Quản lý phải giải quyết mâu thuẫn gay gắt giữa chủ và thợ không chi bằng một hệ thống các giải pháp kĩ thuật mà còn bằng phương thức quản lý khiển cả chủ và thợ có thể gắn bó hợp tác với nhau trong một tổ chức để cùng đi tới mục tiêu chung lả nâng cao hiệu quả và năng suất lao động. Taylor cho đó là sự mở đầu “một cuộc cách mạng tinh thần vĩ đại” nhằm thay đổi toàn bộ tinh thần, thái độ của cả đôi bên trên cơ sở hòa giải, hợptác và niềm tin cậy lẫn nhau. Taylor cũng thấy được động cơ thúc đẩy lao động – môi quan tâm của cà đôi bên – là lợi ích kinh tế, phải được xử lý hài hòa qua chếđộ lương thưởng hợp lý; chi có như vậy các cách thức tổ chức sản xuất một cách khoa học mới phát huy được tác dụng cao. Với nội dung này, thuyết quản lý theo khoa học của Taylor nhấn mạnh vai trò của quản lý, của năng lực tổ chức và nhân tổ con người.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: quản lý kinh tế

Tư tưởng quản lý cổ đại của Democrit và Agristot ở phương Tây




      1. Democrit (460- 370 TCN)

     Theo ông, Nhà nước có nhiệm vụ quản lý mọi hoạt động của xã hội. Để quản lý đất nước, có thể lựa chọn ba phương pháp cơ bản:

Tư tưởng quản lý cổ đại của Democrit và Agristot

  • Phương pháp dân chủ đối với con người;

  • Phương pháp dùng hình phạt đối với các hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội;

  • Phương pháp tác động lên nhu cầu và lợi ích của con người, qua đó khiến con người tuân thủ. Mãi đến những năm 50 của thế kỉ XX, phương pháp này mới được các tác giả của trường phái hành vì tiếp cận một cách cụ thể.

     Rõ ràng là cho đến ngày nay, các phương pháp trên vẫn được kế thừa và phát triển, thể hiện qua các phương pháp quản lý như giáo dục thuyết phục, hành chính cưỡng bức và kinh tế trong quản lý các tổ chức cũng như quản lý nhà nước ngày nay.

2.   Agristot (384- 322 TCN)

     Trong số các nhà tư tưởng của phương Tây cổ đại, Agristot là người có tư tưởng quản lý tương đối hiện đại và khá hoàn thiện. Các tư tưởng cơ bản có liên quan đến quản lý của ông là:


  • Ông quan niệm con người là loài sính vật xã hội, mang bản tính loài, sổng cộng đồng. Do vậy tất yếu họ phải được quản lý theo một thể chế, thiết chế đặc biệt – đó là Nhà nước. Quyền lực nhà nước có thể chia thành 3 nhánh: lập pháp, hành pháp và phân xử. Đãy là tư tưởng quan trọng để sau này hình thành quan điểm nhà nước pháp quyền với “tam quyền phân lập”.

  • Nhiệm vụ cơ bàn của Nhà nước là làm cho mọi người sống hạnh phúc và giữ gìn trật tự xã hội. Do đó tiêu chuẩn để đánh giá Nhà nước là phúc lợi mà Nhà nước đem lại cho dân chúng và sự ổn định xã hội.

  • Với hai tác phẩm tiêu biểu là “Gia quản học” (chủ yếu nói về quản lý kinh tế trong gia đình, ông gọi đó là nghệ thuật kiếm tiền) và “Hoá tệ học” (chủ yếu bàn về thương mại, buôn bán), ông là người đầu đầu tiên nói đến quản lý vi mô. Trong hai tác phẩm đó, ông đề cập đến lập kể hoạch khi khẳng định vai trò của ý thức trong việc dự đoán, lường trước công việc cần làm và hiệu quả của nó.

     Tóm lại, đặc trưng của các tư tưởng quản lý thời cổ đại ở phương Tày cũng như phương Đông là: nó được hoà trộn với các tư tưởng về triết học chính trị, pháp lý, đạo đức, chưa phải là khoa học độc lập về quản lý; nó đề cập chủ yếu đến cách “trị nước”, vấn đề quản lý nhà nước nhưng còn ở mức độ sơ khai.


Quan niệm về Nhà nước lý tưởng và con người của Platon

       Platon là nhà triết học cổ đại Hy Lạp, các tư tưởng triết học của ông được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là có ảnh hường mạnh nhất trong lịch sử vặn minh cổ đại phương Tây, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến quản lý nhà nước:

Quan niệm về Nhà nước lý tưởng và con người của Platon

  • Quan niệm về “Nhà nước lý tưởng ”

Theo ông, cần xây dựng một Nhà nước lý tưởng, vì đó là công cụ duy nhất có thể quản lý xã hội, làm cho mọi người dân luôn được sổng hạnh phúc và thoà mãn, của cải được phân chia đồng đều, tất cả lợi ích là vì xã hội.


  • Quan niệm về con người trong xã hội

        Platon cho rằng con người là nền tảng của bất cứ nền chính trị xã hội nào. Trong quản lý xã hội, phải tìm kiếm và sắp xếp những người phù hợp vào các công việc khác nhau tuỳ theo đặc điểm tâm lý mỗi người. Theo ông tâm lý con người có ba phần cơ bản là lý tính, xúc cảm và cảm tính, chi phổi hành vi con người. Những người có phần lý tính mạnh, biết kiềm chế xúc cảm và cảm tính thường là những người hiểu biết, có biểu hiện bề ngoài ôn hoà, là những người có thể gánh vác công việc của nhà nước. Những người có phần xúc cảm mạnh, biết kìm nén thú vui cảm tính, thường thích hợp với công việc bảo vệ nhà nước như quân đội, cảnh sát. Những người có phần cảm tính mạnh, ít bị chi phối bởi lý tính và xúc cảm, họp với công việc lao động sản xuất, trực tiếp tạo của cải cho xã hội. Mồi một hạng người phải biết sống với tầng lóp của họ, phải làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình. Đó là cách đóng góp tốt nhất cho xã hội.


  • Về người lãnh đạo quản lý đất nước

      Công việc trị nước vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, trong đó cần nhiều sự tận tâm và kiến thức. Theo ông, chỉ có hạng người triết gia, nhân đức mới thích hợp và đủ khả năng lãnh đạo đất nước, do đó cần chọn những vị minh triết, khôn ngoan và đức hạnh và loại bỏ những người ngu dốt, bịp bợm trong việc trị nước.

• Các giải pháp quản lý xã hội

-          Phải giáo dục tất cả trẻ em và đưa chúng về vùng thôn quê. Trong quá trình học sẽ có ba kỳ thi tuyển ứng vôi trình độ vả ngành nghề sau này: thứ nhất là nghề buôn bán, làm thợ, hay làm nông; thứ hai làm công tác phụ tá, sĩ quan, tham mưu trong quân đội; thứ ba làm viên chức chính phủ. Nếu làm trọn vẹn quá trình đào tạo như vậy sẽ bảo đảm được nội lực con người để xây dựng quốc gia.

-        Phải xây dựng luật pháp, coi luật pháp là tối thượng, bất di bất dịch và chiếm vai trò hàng đầu; đề cao tính tự nguyện, tự giác của mồi người trong chấp hành luật, vấn đề an ninh đã được giai cấp chiến binh gìn giữ, nhưng thật ra biện pháp giữ gìn trật tự hoàn hào nhất là trật tự từ tâm hồn của mọi người.

-      Phải tin vào một đấng tổi cao mặc dù đấng tối cao theo ông chưa chắc là có thật nhưng nó có tác dụng làm kích thích tinh thần của tất cả mọi người, khiến họ có thể kim nén lòng ích kỷ, sự đam mê mà phục vụ cho quốc gia.

-        Về phát triển kinh tế, ông chú trọng vào nghề nông, vì cho ràng một nhà nước lý tường không cần phát triển buôn bán vì nó tất yếu dẫn đến cướp bóc, chiến tranh, chỉ phát triển về nông nghiệp và thủ công nghiệp là đủ. Tất nhiên đây là một sai lầm lớn của ông.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngành quản lý kinh tế  

Nguyên tắc cơ bản của thuật dùng người là “thuyết hình danh”.

      Nguyên tắc cơ bản của thuật dùng người là “thuyết hình danh”. Theo thuyết này, muốn đánh giá con người phải xét cái sự thực đã làm (hình) và tên gọi của công việc (danh) có phù hợp với nhau không. “Trong đời, kẻ có tài chưa nhất định đã có đức, kẻ có đức chưa nhất định có tài, cho nên việc bổ nhiệm người nếu không có thuật thi sẽ bại”, ông nhấn mạnh việc dùng người phải hết sức thận trọng. Muốn vậy, phải có phương pháp nghe bề tôi nói; phải khảo sát nhiều mặt để biết lòng bề tôi; phải xem lời nói của họ có giá trị không; cuối cùng là giao chức cho họ, dùng thực tiễn kiểm tra thực lực của họ. Trong mỗi việc trên, ông đều có những kĩ thuật ti mỉ nhằm đạt được hiệu quả cao.

Nguyên tắc cơ bản của thuật dùng người là “thuyết hình danh”.

      Bàn về quản lý – cai trị, Hàn Phi Tử kế thừa tư tường vô vi của Nho và Đạo, biến nó thành thuật cai trị. Hàn Phi Tử chủ trương vô vi, nhưng không phải nhằm bớt đi sự điều hành, ngược lại, khuyên quan lại phải làm hết mình, cai trị gián tiếp bằng thường, phạt công bằng, nghiêm khắc.

        Có thể thấy, Hàn Phi Từ là người duy lý, duy lợi, theo chủ nghĩa thực dụng, song ông có một trí tuệ sâu sắc và nhiệt thành yêu nước. Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử đã tạo ra một phương thức giải quyết vững chác và thực tế nhất trong vấn đề trị quốc thời kì đó. Dựa trên tư tưởng pháp tri,

       Tần Thuỷ Hoàng đã thống nhất Trung Quốc và xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền đầu tiên tại Trung Quốc. Song pháp luật mà Hàn Phi Tử đề cao là thử pháp luật hà khắc, tàn bạo, thiếu tỉnh nhân văn, khác xa với pháp luật ngày nay; mặt khác, pháp luật dù ở vị trí thượng tôn, trên muôn dân, nhưng lại dưới một người (nhà vua); đó là hạn chế của học thuyết pháp trị.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: quản lý học

Các khái niệm cơ bản trong quản lý – cai trị của Hàn Phi Tử

      Hàn Phi Tử đưa ra ba khái niệm cơ bản trong quản lý – cai trị, đó là “thể” (chỉ quyền lực), “pháp” (chỉ luật pháp) và “thuật” (chỉ phương pháp quản lý). Đãy là ba vấn đề cốt lõi của quản lý – cai trị, có liên hệ khăng khít với nhau, trong đó “pháp” là yếu tổ quan trọng nhất và có tính quyết định.

Các khái niệm cơ bản trong quản lý – cai trị của Hàn Phi Tử

“Thể” và tư tưởng trong thế

     Hàn Phi Tử cho rằng vua không cần “hiền” mà cần “thế”, vua phải biết dựa vào thế của mình mà ban lệnh, buộc quan và dân phải răm rắp tuân theo. Theo ông, “thế” không liên quan đến đạo đức và tài trí của con người. Ông đặt địa vị, quyền thế lên trên tài, đức. Theo ông, chỉ cần tài, đức trung bình nhưng có quyền thế là trị được nước. Là người trọng thế, trọng sự cưỡng chế của quyền lực, Hàn Phi Tử chủ trương quyền lực phải được tập trung vào một người, đó là vua. Vua phải nắm quyền thưởng, phạt khiến mọi người tuân thủ triệt để. Hàn Phi Tử khen chính sách Đức trị của đạo Nho là đẹp nhưng chê là không thực tế, nên ông ra lệnh rằng: hễ làm đúng phép thì thưởng, trái phép thì phạt. Hàn Phi Tử cho rằng cách thưởng phạt là nguyên nhân làm cho quốc gia thịnh, suy, loạn lạc. Sự thưởng phạt phải theo đúng phép nước, trị tội không chừa các quan và thưởng công không bỏ sót dân thường. Hàn Phi Tử đề ra tính nghiêm khắc, công bằng của pháp luật và khuyên vua, chúa phải vô tư, công minh khi sử dụng pháp luật. Song, chính ông lại thừa nhận mọi người đều hành động vì tư lợi; và đó là điểm mâu thuẫn trong học thuyết của ông.

“Pháp” và các tiêu chuẩn của luật pháp

    Trái với tư tường của Nho giáo vốn cho rằng để quản lý xã hội thì dùng đức trị, Hàn Phi Tử cho rằng cách tốt nhất để quản lý xã hội là dùng pháp luật. Hàn Phi Tử coi pháp luật là thứ dùng làm tiêu chuẩn để phân biệt đúng – sai, phải – trái. Pháp không tách rời Thế và Thuật, mà cùng tạo nên cái kiềng ba chân. Vua có quyền đặt ra luật pháp (lập pháp) nhưng không được tùy tiện mà phải hợp thời và tuân theo những nguyên tắc nhất định. Pháp luật phải soạn sao cho dân dễ biết, dễ thi hành, phải thống nhất, ổn định để cho dân hiểu, phải ban hành cống khai, truyền bá tới mọi người để không một người dân nào có thể viện cớkhông biết luật pháp mà lỡ phạm pháp. Ông yêu cầu vua, quan phải “lấy luật pháp mà dạy dân”, phải truyền bá luật pháp như một “phép công” điều khiển hành vi của mọi người. Nhìn chung, pháp gia chủ trương mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

“Thuật” và phương pháp thí hành quyền lực, pháp luật

     Thuật của vua chủ yếu là trị quan chứ không phải trị dân. Chữ “thuật” của Hàn Phi Tử có hai nghĩa: kĩ thuật và tâm thuật. Kỹ thuật là cách thức, biện,pháp để tuyển, dùng, kiểm tra khả năng của quan lại. Tâm thuật là mưu mô để chế ngự quần thần không cho họ biết suy nghĩ thực của mình.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế học quản lý

Mô hình quản lý của Hàn Phi Tử

     Là người có đầu óc thực tế mạnh mẽ và hiểu biết sâu rộng về lịch sử, Hàn Phi Tử đã sớm nhận ra những hạn chế của lý luận Nho gia. Ông phê phán nho giá là thiếu hiểu biết khi bắt thực tế phải khuôn theo lý luận đã quá lạc hậu, làm cho dân ngu, xã hội loạn.

Mô hình quản lý của Hàn Phi Tử

     Theo Hàn Phi Tử, lý luận phải phù hợp với thời thế thì mới có ích; “Việc phải theo thời, biện pháp phải thích hợp, phong tục xưa và nay khác nhau, biện pháp cũ và mới phải khác nhau”. Hàn Phi Tử quan tâm nhiều đến khoảng cách, địa vị giữa người cai trị và người bị trị, đồng thời ủng hộ chế độ chuyên chế phong kiến, cổ vũ cho sự độc tài của các vua. Ông viết: “Người thi hành pháp luật mà cường thì nước mạnh- người thi hành pháp luật mà nhu nhược thì nước yếu”.

     Hàn Phi Tử phê phán tư tưởng Nho gia coi “dân là gốc của nước”, cho đó là mị dân. Theo ông, “làm chính trị mà mong vừa lòng dân đều là mối loạn, không thể theo chính sách đó trị nước được”.

     Mặc dù vậy, Hàn Phi Tử là người đề cao chính sách dùng người. Tài năng của nhà cai trị thể hiện ở việc dùng sức, dùng trí của người khác. “Sức một người không địch nổi đám đông, trí một người không biết được mọi vật, dùng một người không bằng dùng cả nước. Vua chúa bậc thấp kém dùng hết khả năng của mình, bậc trung dùng hết sức của người, bậc cao dùng hết trí của người. Dùng hết trí của người thì vua như thần”. Đãy là một tư tưởng hết sức sâu sắc về quản lý con người của Hàn Phi Tử.

     Về quan hệ vua – tôi, theo Hàn Phi Tử là quan hệ quản lý một chiều. Ông khuyên vua dùng hết tài trí của dân nhưng không được gần gũi, tỏ lòng thương dân. Đây là tư tưởng phản dân chủ, trong đỏ người dân chỉ là một thứ công cụ của vua và phải tuyệt đối phục tùng người thống trị.

     Tư tưởng đức trị của Khổng Tử cho rằng có sự thống nhất giữa công và tư, giữa gia đình và xã hội. Ngược lại, Hàn Phi Tử cho rằng công – tư mâu thuẫn với nhau, phải hy sinh tư cho công, gia đình phải phục tùng và hy sinh cho xã hội, lợi ích quốc gia là tối thượng, quan trọng hơn dân. Về điểm này, mô hình quản lý của Hàn Phi Tử có nét giống với “mô hình quan liêu” của Max Weber thuộc trường phái hành chính cổ điển.


Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử

   Thời cổ đại, các nhà hiền triết của Trung Hoa đã có những đóng góp đáng kể vào kho tàng tư tưởng quản lý, trong đó tiêu biểu nhất là hai trường phái “đức trị” và “pháp trị” mà cho tới nay các tư tưởng đó vẫn còn đậm nét trong phong cách quản lý của nhiều nước châu Á. Sau đãy giới thiệu hai tác giả đại diện cho hai trường phải trên là Khổng Tử với tư tưởng “đức trị” và Hàn Phi Tử với tư tưởng “pháp trị”. Nói chung các tư tưởng quản lý cổ đại chủ yểu bàn về các mối quan hệ của đời sống xã hội và phương pháp cai trị đất nước.

Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử

    Các tác phẩm của Hàn Phi Tử tập trung giải quyết những vấn đề chính trị và quản lý – cai trị dựa trên cơ sở triết học vững chắc, trong đó nổi bật lên hai tư tưởng cơ bản: một là, bản chất con người có tính ác, mưu lợi cho bản thân; hai là, lý luận phải tùy thời mới có ích.

   Trong khi Khổng Tử cho ràng bản chất của con người là “thiện” thì Hàn Phi Tử cho rằng con người có tính “ác”. Hàn Phi Tử chù trương dùng hình phạt để ngăn ngừa những hành động của dân có hại cho nước. Theo Hàn Phi Tử, chỉ có một số rất ít thánh nhân có tính thiện, còn đại đa số vốn có tính ác: tranh nhau vì lợi, sẵn sàng giết nhau vì miếng ăn hay chức vị, làm biếng, khi có dư ăn rồi thì không muốn làm gì nữa, chì phục tùng quyền lực. Hơn 2000 năm sau, tư tưởng vị lợi của Hàn Phi Tử được tái hiện trong tư tưởng “con người kinh tổ” – cơ sở’ triết học của thuyết Quản lý theo khoa học của Taylor và “con người lười nhác” trong thuyết X của Mc. Gregor.

    Thực dụng và cực đoan hơn tư tưởng quản lý thời Taylor, Hàn Phi Tử đã mở rộng bản chất vị lợi đến mọi mối quan hệ gia đình và xã hội. Theo ông, quyền lực suy cho cùng cũng chỉ vì quyền lợi vật chất. Đặc biệt ông đã vượt xa thòi đại mình khi nêu ra tư tưởng đấu tranh sinh tổn và giải thích nguyên nhân của sự nghèo khổ là do dân số tăng nhanh, vượt quá sự gia tăng của sản xuất.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: nghệ thuật quản lý

Ngũ thường trong tư tưởng đức trị của Khổng Tử

       Có thể nói Khổng Từ là một nhà quản lý – cai trị xuất sắc. Những tư tưởng quản lý của ông thể hiện một triết lý sâu sắc và nhân văn, được xem như nền tảng văn hoá tinh thần cho hậu thế về quản lý xã hội ở nhiều quốc gia theo mô hình “ổn định, kỷ cương và phát triển”.

Ngũ thường trong tư tưởng đức trị của Khổng Tử

Tư tưởng quản lý của Khổng Tử xuất phát từ quan niệm con người có tính thiện, có lòng nhân từ, từ đó công cụ chủ yếu để cai trị xã hội là “đức”; và các phương pháp chủ yếu để quản lý con người là nêu gương và giáo dục họ.

Ông phân chia các giá trị xã hội thành ngũ thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Dũng; chia các mối quan hệ xã hội thành tam cương, bao gồm quan hệ vua – tôi, quan hệ cha – con và quan hệ thầy – trò. Đối với con người, ông chia thành hai loại: quân tử và tiểu nhân. Quân tử là người hiểu biết, là kè sĩ. Người quân tử biết tu thân, tề gia thì có thể trị quốc, bình thiên hạ, có thể làm người cai trị – quản lý, giáo hóa người khác và do tu luyện về đạo đức, trí năng mà thành.

“Nhân” là biết yêuthương người khác, biết giúp đỡ người khác thành công như minh. Dưới góc độ quản lý, “Nhân” trờ thành nguyên tắc cơ bản, quy định hoạt động của chủ thể quản lý trong quan hệ với chính mình và với đối tượng quản lý. Trong ngũ thường, “Nhân” là yếu tổ quan trọng nhất, quy định, chi phối, ảnh hưởng đến các yếu tố khác. Tư tưởng về “Nhân” được Khổng Từ nâng lên thành đạo, trở thành nguyên tắc chung cho toàn xã hội.

“Lễ” là hình thức của Nhân. “Điều gì mình không muốn ai làm cho mình thì không nên làm cho ai”. Thiếu Nhân thì Lễ chỉ là hình thức, giả dối: “Người không có đức Nhân thì Lễ mà làm gì”.

“Nghĩa” là thấy việc gì đáng làm là làm, không mưu tính lợi ích cá nhân. Nghĩa gắnliền với Nhân. Theo ông, “cách ứng xửcủa người quân tử không nhất định là như thệ này mới được, cũng không nhất định là như thế kia thì không được, cứ hợp nghĩa thì làm”. .

“Trí” là hiểu biết, có khả năng hành động có kết quả màkhông bị người khác lợi dụng; hiểu biết sáng suốt mới biết cách giúp người mà không hại cho người và cho mình.

“Dũng”-là kiên cường, quả cảm, dám hy sinh bản thân mình vì mục đích cao cả, dám vượt qua khó khăn để đạt được mục đích. Dũng là biểu hiện, là bộ phận của Nhân. Người Nhân ắt có Dũng, nhưng người Dũng chưa chắc đã có Nhân. “Hữu dũng vô nhân” là nguyên nhân của loạn. Theo Khổng Tử, Nhân – Trí – Dũng là phẩm chất cơ bản của người quân tử và cũng là tiêu chuẩn cơ bản của nhà quản lý – cai trị.


Đọc thêm tại: http://giatriquanlyhoc.blogspot.com/2015/06/nang-luc-cua-nha-lanh-ao-tuong-lai.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: nghệ thuật quản lý nhân sự

Năng lực của nhà lãnh đạo tương lai

Người giải quyết vấn đề. Khả năng giải quyết vấn đề là vô cùng quan trọng đối với các nhà quản lý ngày nay. Người giải quyết vẩn đề không nhầm lẫn các quan điểm với những tranh cãi, hoặc kết quả với nguyên nhân. Họ có thể đánh giá cả những ý kiến và xây dựng chúng. Khả năng suy nghĩ một cách sắc sảo, đánh giá các bằng chứng một cách công minh, nhận ra những giả thiết ngầm và đi đến cùng những lý lẽ đôi lúc quanh co là đặc tính cần thiết của các nhà quản lý thành công.

Năng lực của nhà lãnh đạo tương lai

Nhà đại sứ nước ngoài. Môi trường toàn cầu đã trở thành một thực tế. Thành công trên thị trường quốc tế đòi hỏi các nhà quản lý sẵn sàng hoạt động một cách hữu hiệu trong môi trường toàn cầu. Các nhà quản lý phải đánh giá được sự khác biệt văn hoá, hiểu được sự phức tạp của môi trường toàn cầu và sẵn sàng điều chỉnh các kỹ năng và chiến lược để giải quyết những thách thức quốc tế.

Nhà thay đổi và sáng tạo. Các nhà quản lý trong tương lai phải có khả năng tạo điều kiện và thích nghi với thay đổi. Các nhà quản lý hữu hiệu không thể sợ hãi bởi các điều kiện môi trường và tổ chức thay đổi, mà phải tận dụng những thay đổi đó và mong muốn ảnh hưởng đến chúng. Trên thực tế các nhà quản lý ngày mai sẽ là người tạo ra sự thay đổi trong chừng mực họ phản ứng một cách tích cực đối với những xu hướng môi trường, tìm kiếm những cách thức mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng và khám phá ra những biện pháp để tăng hiệu lực và hiệu quả của tổ chức.

Nhà chính trị. Nhà quản lý cần có năng lực phân tích và diễn giải các xu hướng chính trị, xã hội và kinh tế; đánh giá ảnh hưởng của các quyết định chính trị; phát triển các mối quan hệ; thuyết phục và thương lượng để thúc đẩy mục tiêu của hệ thống mình.

Người học hỏi suốt đời. Các nhà quản lý trong tương lai sẽ không sử dụng một phương thức hoặc kỹ năng để trở nên thành công. Các nhà quảnlý phải xem học hỏi như là hoạt động hàng ngày cần thiết cho hiệu quả của cá nhân và tổ chức. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý tìm kiếm thông tin phù hợp từ các nguồn khác nhau, sẵn sàng chấp nhận rủi ro và chấp nhận khuyết điểm, đón nhận những thay đổi từ sự tăng trường không ngừng.


Đọc thêm tại: http://giatriquanlyhoc.blogspot.com/2015/06/nhung-nang-luc-cua-nha-quan-ly-tuong-lai.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: quản lý kinh tế

Những năng lực của nhà quản lý tương lai

Nhà truyền thông vĩ đại. Các kỹ năng truyền thông có thể tạo ra hoặc chấm dứt một sự nghiệp. Một nhà lãnh đạo tốt sử dụng thời gian vào việc thông báo, thuyết phục, khuyến khích hơn là trực tiếp làm một cái gì đó. Mặc dù nói là cần thiết, nghe một cách chủ động cũng là một năng lực quản lý quan trọng trong tương lai. Khả năng hiểu và áp dụng các kỹ thuật hoạt động của bạn không tồn tại khi xa rời mọi việc, các giải pháp cũng khó có thể đơn giản nữa. Bạn cần khẩn trương học và đọc với sự tổng hợp, nghe một cách chăm chú, đặt câu hỏi một cách hữu hiệu và viết một cách thuyết phục.

Những năng lực của nhà quản lý tương lai

Nhà đào tạo cá nhân. Giúp đỡ những người khác đạt được khả năng cao nhất là một trong những hoạt động quan trọng nhất của nhà lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo ngày hôm nay nhận ra rằng sự hữu hiệu của tổ chức đòi hỏi nỗ lực rất tốt của tất cả mọi người. Khả năng hướng dẫn, khuyến khích, phản hồi với những người khác là một phần cơ bản của quá trình phát triển những người xung quanh bạn và giúp họ thành công. Nhà đào tạo phải nhận thức được những rào cản hạn chế khả nàng cá nhân và gạt bỏ những rào cản này để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động.

Người chơi trong nhóm. Ngày nay các nhà quản lý sử dụng hầu hết thời gian để làm việc với những người khác và họ phải cổ khả năng thực hiện công việc một cách hữu hiệu cả như là một thành viên của nhóm và một người lãnh đạo. Dù đó là nhóm làm việc trong một tổ chức hay nhóm giữa các tổ chức, nhà quản lý vẫn sẽ đòi hỏi kỹ năng quản lý nhóm mạnh mẽ. Năng suất và hiệu quả có thể được cải thiện khi mọi người làm việc cùng nhau hướng tới mục tiêu chung. Các nhà lãnh đạo chịu trách nhiệm đảm bảo rằng mỗi thành viên của nhóm được lựa chọn đúng đắn, được đào tạo tốt, được khuyến khích để đóng góp theo cách có ý nghĩa nhất vào nỗ lực của nhóm và được khen thưởng xứng đáng cho những đóng góp của họ.

Nhà quản lý công nghệ. Bây giờ đang là thời đại của thông tin. Như Tom Peters lưu ý trong cuốn sách của ông “Phát triển lên trên sự hỗn loạn”: “Công nghệ là một quân bài dữ dội ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của tổ chức”. Hầu hết các tổ chức lớn và nhỏ, coi công nghệ như là một nguồn chiến lược thiết yếu. Các nhà quản lý trong tương lai phải sử dụng một cách hiệu quả công nghệ thông tin.


Các xu hướng tác động lên sự thay đổi của quản lý

Các hệ thống xã hội và tổ chức ngày nay đang thay đổi một cách nhanh chóng. Mặc dù chưa đầy đủ, danh mục các xu hướng được nêu dưới đãy sẽ giúp ích cho việc học tập về quản lý.

Các xu hướng tác động lên sự thay đổi của quản lý

  • Tầm quan trọng ngày càng tăng của vốn tri thức. Chuyển từ niềm tin vào sự cần thiết phải thu hút được nhiều lao động chăm chỉ làm việc sang niềm tin vào tập hợp của tri thức, kinh nghiệm, sự cam kết và sức sáng tạo của các thành viên. Các tổ chức có kết quả hoạt động tốt hơn nếu đối xử với con người tốt hơn, khi không coi người lao động như những khoản chi phí cần kiểm soát mà coi họ như tài sản có giá trị chiến lược cần được nuôi dưỡng và phát triển.

  • Công nghệ đã trở thành động lực cơ bản của sự pliảt triển. Các sản phẩm, dịch vụ dựa trên công nghệ mới tạo điều kiện cho các tổ chức đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Những cơ hội mới xuất hiện cùng với sự phát triển của công nghệ máy tính và thông tin tiếp tục làm thay đổi cách tổ chức vận hành và con người làm việc. Chính phủ điện tử góp phần phát triển các nhà nước nhỏ hơn nhưng hiệu lực, hiệu quả cao hơn. Các tổ chức với cơ cấu không ranh giới hoạt động với phương châm nhỏ hơn, năng động hơn ngày càng chiếm ưu thế.

  • Hội nhập quốc tổ dẫn đến sự phụ thuộc tương hỗ, cạnh tranh và hợp tác giữa các tổ chức, các quốc gia trên phạm vi toàn cầu. Sự phát triển của công nghệ (đặc biệt là truyền thông và giao thông) kết hợp với việc dỡ bỏ điều tiết đổi với thị trường và mở cửa biên giới đã mở rộng và làm tăng tổc độ luận chuyển của nhân lực, tài chính, thông tin, sản phẩm và dịch vụ.

  • Nhấn mạnh tầm quan trọng của làm việc nhóm. Cáctổ chức ngày nay được dẫn dắt bởi các nhóm làm việc có khả năng thu hút nhân tài cho việc giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

  • Thời cơ của làm việc theo mạng lưới. Các tổ chức ngày nay làm việc theo mạng lưới để có thể phối hợp và truyền thông một cách mạnhmẽ, theo thời gian thực, cả ở bên trong giữa các bộ phận và bên ngoài với các đối tác, nhà thầu, nhà cung cấp và khách hàng.

  • Sự kỳ vọng vào lực lượng lao động mới. Thể hệ người lao động mới mang vào nơi làm việc quan điểm của họ về sự không khoan nhượng với hệ thống thứ bậc và mối quan hệ quan liêu, sự quan tâm đến năng lực thực hiện công việc hơn là vị thế và thâm niên.

  • Quan tâm đến sự cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc. Xã hội ngày càng phức tạp, con người ngày càng phải chịu nhiều sức ép, người lao động đang buộc các tổ chức quan tâm tới việc đảm bảo sự cân bằng những nhu cầu mâu thuẫn của cống việc và cuộc sống riêng.

  • Tập trung vào tốc độ. Mọi sự vật ngày nay đều diễn ra vô cùng nhanh chóng; ai đưa sản phẩm ra thị trường đầu tiên sẽ chiếm được lợi thế và trong bất cứ tổ chức nào công việc phải được thực hiện một cách tốt nhất và nhanh nhất.

Đọc thêm tạihttp://giatriquanlyhoc.blogspot.com/2015/06/tim-hieu-ve-ky-nang-nhan-thuc.html


 Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngành quản lý kinh tế  

Tìm hiểu về kỹ năng nhận thức

Kỹ năng nhận thức

Kỹ năng nhận thức là năng lực phát hiện, phân tích và giải quyết những vấn đề phức tạp.

Trong tất cả những kỹ năng được cho là cần phải có đối với nhà quản lý, có lẽ kỹ năng được đánh giá cao và được nhấn mạnh nhất chính là năng lực phân tích và giải quyết vấn đề. Nhà quản lý phải có khả năng bao quát được bức tranh toàn cảnh về thực trạng và xu thế biến động của hệ thống do mình phụ trách và của môi trường; nhận ra được những yếu tổ chính trong mỗi hoàn cảnh; nhận thức được mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống và mối quan hệ của hệ thống với môi trường. Họ phải nhanh chóng xác định được vấn đề; hiểu rõ và giải thích được dữ liệu và thông tin; sử dụng được thông tin để xây dựng các giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được những giải pháp tổi ưu nhất; biết cách lập luận và đưa ra các cam kết trong những tình huống phức tạp; trình bày một cách sáng sủa các ý tưởng trong bài viết, văn chương lưu loát.


Tìm hiểu về kỹ năng nhận thức


Không chi biết ra quyết định, nhà quản lý là người dám ra quyết định; dám chịu trách nhiệm trước quyết định của mình.

Tầm quan trọng tương đối của các kỹ năng trên có thể thay đổi đối với các cấp khác nhau trong tổ chức. Như thể hiện trên Hình 1-12, kỹ năng kỹthuật có vai trò lớn nhất ở cấp quản lý cơ sờ. Vai trò đó giảm dần đổi với cấp quản lý bậc trung và có ý nghĩa khá nhỏ đổi với cấp cao. Kỹ năng thực hiện các mối quan hệ con người có ý nghĩa quan trọng đối với mọi cấp quản lý. Tuy nhiên, đổi với nhà quản lý cấp cơ sở đó là khả năng thiết lập và củng cố mối quan hệ với những người trong phạm vi một nhóm. Khi một người đã được đề bạt lên cấp cao hơn trong tổ chức, quan hệ giữa các nhóm trở nên có tầm quan trọng lớn hơn. Loại hình quan hệ này không chi diễn ra với các bộ phận khác nhau mà còn với các nhóm bên ngoài tổ chức như khách hàng, nhà cung ứng, nhà phân phối, nhà nước, xã hội, v.v. Kỳ năng nhận thức có vai trò nhỏ đối với nhà quản lý cấp cơ sở; trở nên quan trọng hơn đối với cấp trung; và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cấp cao. Nhiều người cho ràng, đối với các tổ chức lớn, các nhà quản lý cấp cao có thể sử dụng được kỹ năng kỹ thuật của cấp dưới. Ngược lại, ở các tổ chức nhỏ, kinh nghiệm về kỹ thuật có vai trò quan trọng đối với mọi nhà quản lý, cho dù họ ở cấp cao đi chăng nữa.

Tất cả các nhà quản lý phải có kỹ năng kỹ thuật, con người và nhận thức để có được thành công. Tuy nhiên, như minh hoạ trong hình 1-12, mỗi cấp độ quản lý đòi hỏi một sự tổng hợp tương đổi khác nhau các kỹ năng và tham gia vào một tập hợp các hoạt động tương đối khác nhau. Hơn thế nữa do các nhà quản lý tham gia vào các hoạt động khác nhau ở các cấp độ quản lý khác nhau, họ cần phát triển các kỹ năng mới khi bước lên những bậc thang cao hơn của tổ chức.


Đọc thêm tại: http://giatriquanlyhoc.blogspot.com/2015/06/hoc-tap-e-quan-ly.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: quản lý học

Học tập để quản lý

Các giáo viên thực hiện giảng dạy thì trưởng bộ môn phải là một giáo viên, có khả năng hướng dẫn các kỹ năng giảng dạy cho cấp dưới của mình. Các kế toán viên thực hiện các quy trình kế toán và kế toán trưởng phải có khả năng hướng dẫn cho họ những quy trình đó. Để quản lý bộ phận đổi ngoại, trưởng phòng đối ngoại phải là một nhà ngoại giao giỏi.


Học tập để quản lý

Gắn liền với việc sử dụng các phương pháp, quy trình và công cụ cụ thể, để có kỹ năng kỹ thuật, nhà quản lý phải được đào tạo và phải trải qua kinh nghiệm thực tế. Điều đó giải thích tại sao khi tuyển người vào các chức vụ quản lý, bên cạnh yêu cầu về bằng cấp bao giờ cũng có yêu cầu về kinh nghiệm chuyên môn.

Kỹ năng con người

Kỹ năng con người (hay kỹ nâng làm việc với con người) là năng lực của một người có thể làm việc trong mỗi quan hệ hợp tác với những người khác, bao hàm những kỹ năng cụ thể sau:


  • Đánh giá đúng con người, có khả năng thấu hiểu và thông cảm với những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của con người;

  • Có khả năng giành quyền lực và tạo ảnh hưởng;

  • Mồm dẻo trong hành vi, có kỹ năng truyền thông và đàm phán;

  • Có khả năng chủ trì các cuộc họp;

  • Sử dụng một cách có nghệ thuật các phương pháp tạo động lực cho con người;

  • Có khả năng xây dựng và làm việc theo nhóm;

  • Giải quyết tốt các xung đột trong tập thể;

  • Có năng lực hợp tác và xây dựng, duy trì mạng lưới quan hệ.

  • Quản lý có hiệu quả thời gian và sự căng thẳng của bản thân, không để các vấn đề cá nhân làm ảnh hưởng đến công việc chung, v.v.

Nhà quản lý có kỹ năng làm việc với con người sẽ tham gia tích cực vào công việc của tập thể, tạo ra được một môi trường trong đó mọi người cảm thấy an toàn, dễ dàng bộc bạch ý kiến vả có thể phát huy triệt để tính sáng tạo. Họ là những người có ý thức cao về bàn thân, có năng lực hiểu và quan tâm đến cảm xúc của những người khác. Điều đó liên quan tới khái

niệm về trí thông minh cảm xúc, được Daniel Goleman – một học giả và nhà tư vấn định nghĩa như là “năng lực quản lý bản thân và các mối quan hệ của chủng ta một cách có hiệu lực”


Đọc thêm tạihttp://giatriquanlyhoc.blogspot.com/2015/06/ac-iem-cong-viec-cua-nha-quan-ly.html



Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế học quản lý

Đặc điểm công việc của nhà quản lý

Các nhà quản lý không chỉ cần hiểu và làm chủ được các vai trò của minh, họ phải có khả năng triển khai chúng trong điều kiện công việc phức tạp và căng thẳng. Như ví dụ nhập chương đã phản ánh, các nhà quản lý có rất ít thời gian rảnh rỗi cho riêng mình, các vấn đề không mong đợi và các cuộc gặp gỡ liên tục chiếm phần lớn thời gian của họ. Ngày làm việc của họ luôn sôi động và sức ép hoàn thiện liên tục sự thực hiện luôn bủa vây họ. Mintzberg đã rút ra kết luận: “nhà quản lý không bao giờ tự do, không bao giờ quên được công việc, không bao giờ biết đến sự thoải mái của trạng thái không có việc gì để làm. Các nhà quản lý luôn canh cánh nỗi ngờ vực ràng họ có thể thực hiện một việc nào đó theo một cách tốt hơn”. Công việc quản lý luôn bận rộn, đòi hỏi khắt khe và căng thẳng.


Đặc điểm công việc của nhà quản lý

Có thể tóm lược những đặc tính sau đãy của công việc quản lý:

  • Các nhà quản lý làm việc với những nhiệm vụ đa dạng và nhiều khi vụn vặt.

  • Các nhà quản lý làm việc liên tục, ít khi được nghỉ ngơi.

  • Các nhà quản lý làm việc với nhịp độ căng thẳng.

  • Các nhà quản lý làm việc với nhiều phương tiện truyền thông.

  • Các nhà quản lý thực hiện công việc của họ chủ yếu thông qua mối quan hệ con người.

Chính từ những đặc tính trên của công việc quản lý mà John Kotter, một nhà tư vấn và nghiên cứu quản lý, đã cho rằng có hai hoạt động mang tính then chốt đối với thành công của một nhà quản lý, đó là: thiết lập chương trình nghị sự và làm việc theo mạng lưới. Thông quathiết lập chương trình nghị sự, nhà quản lý giỏiphát triển các ưu tiên hành động cho thục hiện mục đích, bao gồm các mục tiêu và kế hoạch trong khuôn khổ ngắn và dài hạn.

Các nhà quản lý giỏi triển khai các chương trình nghị sự của mình thông qua làm việc với nhiều người bên trong và bên ngoài tổ chức. Điều đỏ có thể thực hiện bànglàm việc theo mạng lưới – quá trình xây dựng và duy trì các moi quan hệ tích cực với những người mà sự giúp đờ của họ có thể cần thiết cho triển khai các chương trình nghị sự. 



Vai trò người phân bổ nguồn lực

Vai trò người phân bổ nguồn lực liên quan đến các quyết định phân bổ thời gian, nhân lực, tải lực, thiết bị, thông tin và các nguồn lực khác nhằm thu được kết quả mong muốn. Cách mà các nhà quản lý hàng đầu phân bổ nguồn lực, đặc biệt là thời gian thường gửi đi thông điệp mạnh mẽ về những điều thực sự quan trọng đối với hệ thống theo quan điểm của họ.


Vai trò người phân bổ nguồn lực

Vai trò người đàm phán liên quan đến những cuộc thương lượng chính thức và mặc cả không chính thức nhàm thu được kết quà cho hệ thống của mình. Trong một thế giới hội nhập với sự tham gia của vô vàn chủ thể có mục đích, văn hóa và khả năng về nguồn lực khác nhau, đàm phán đã trờ thành kỹ năng bậc cao, không thể thiếu đối với mọi nhà quản lý.

Sự thay đổi trong vai trò của nhà quản lý Cindy Zollinger, chủ tịch Cornerstone Research, quản lý trực tiếp 24 người đã khẳng định ràng: “Tôi thực sự không quản lý người của mình theo cách truyền thống. Họ tự mình hành động và tôi giúp đỡ họ tận dụng các cơ hội và giải quyết các vấn đề mà họ phải đối mặt”. Chúng ta đang ở giai đoạn mà một nhà quản lý tốt được biết đến như người “giúp đỡ” và “hỗ trợ” hơn là người “định hướng” và “ra chỉ thị”. Những từ như “phối hợp”, “huấn luyện”, “lãnh đạo nhóm”, “ủy quyền”, được nghe thường xuyên hơn là những từ như “người giám sát”, “thủ trưởng”. Nhà quản lý tốt có đầy đủ thông tin liên quan đến nhu cầu của những người có trách nhiệm báo cáo cho họ, Họ thường được tìm đến như một người có thể cho lời khuyên xác đáng và phát triển được sự trợ giúp cần thiết để người khác có thể xây dựng năng lực, phát huy tốt nhất khả năng sáng tạo của mình.

Khái niệm về kim tự tháp ngược phù hợp với mô tả của Cindy Zollinger và phản ánh sự thay đổi tính chất của công việc quản lý ngày nay (hình 1-11). Thay bằng nằm ở đáy của kim tự tháp, những người lao động trực tiếp nằm ở đỉnh, chỉ dưới các khách hàng mà họ phục vụ và được hỗ trợ bởi các nhà quản lý để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.


Đọc thêm tạihttp://giatriquanlyhoc.blogspot.com/2015/06/vai-tro-quyet-inh.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: nghệ thuật quản lý
 
;