Elton Mayo (1880 -1949): Tập trung vào các mối quan hệ con người

     Xét về mặt khoa học, cuộc nghiên cửu ở nhà máy Hawthornes thuộc Công ty Điện lực miền Tây (Western Electric Company) ở gần Chicago là một sự kiện lớn trong lịch sử phát triển của lý thuyết quản lý. Tại đãy, năm 1942, đã có một cuộc nghiên cứu về sự tác động của các yếu tổ vật chất (tiếng ồn, ánh sáng, độ nóng, v.v.) đến năng suất lao động của hai nhóm nữ công nhân. Kết quả .cho thấy khi các điều kiện vật chất được cải thiện, năng suất lao động đã nâng cao hơn. Tuy nhiên, khi làm cuộc thí nghiệm ngược lại, các nhà nghiên cứu thấy rằng năng suất lao động của công nhân vẫn tiếp tục tăng cho dù các điều kiện vật chất đã bị hạ thấp xuống như lúc khởi đầu.

Elton Mayo (1880 -1949): Tập trung vào các mối quan hệ con người

     Elton Mayo – một giáo sư về tâm lý học của trường Harvard – đã nghiên cứu và giải thích hiện tượng nghịch lý này. Trong 5 năm (1927 – 1932), Mayo đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu khác nhau và có nhiều khám phá quan trọng làm nền tàng cho quản lý. Trong ba cuộc nghiên cứu liên tục, ông lần lượt phát hiện ra: ánh sáng không gây ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân; các điều kiện làm việc cũng không có hoặc ít có quan hệ với năng suất; tiền lương và tiền thưởng cũng không tạo ra tác động nào đáng kể trong năng suất lao động của tập thể. Trái lại, những yếu tố chủ yếu có can dự đến năng suất lại là những yếu tổ phi vật chất. Ông rút ra một số kết luận: (i) tâm lý và hành vi của con người có quan hệ rất chặt chẽ với nhau; (ii) khi con người làm việc trong nhóm, thì nhóm có ảnh hưởng lớn đến hành vi của cá nhân; (iii) với tư cách thành viên của một nhóm, công nhân có xu hướng tuân theo các qui định của nhóm, kể cả những qui định không chính thức, hơn là chịu sự tác động của các yếu tổ kích thích bên ngoài.

     Những khám phá này đưa đến nhận thức mới về yếu tổ con người trong quản lý. Mặc dù bị nhiều chỉ trích về tính khoa học của các phương pháp được áp dụng, công trình của Mayo tại nhà máy Hawthornes đã mở ra một kỉ nguyên mới cho quản lý học, được gọi là “phong trào quan hệ con người”, đối nghịch lại với “phong trào quản lý theo khoa học” của Taylor trước đó. Với sự nhấn mạnh mối quan hệ con người trong quản lý, các nhà quản lý phải tìm cách gia tăng sự thỏa mãn tâm lý và các nhu cầu tinh thần của nhân viên, phải tạo lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong nhóm, giữa người quản lý – giám sát và người lao động, đó là những nhân tổ quan trọng nhất để tăng năng suất lao động.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngành quản lý kinh tế  

Những nguyên tắc quản lý hành chính của Fayol

       Fayol cũng cho ràng, có những nguyên tác quản lý hành chính chung cho các loại hình tổ chức khác nhau. Các nguyên tắc này không cứng nhắc, tuyệt đối mà sự vận dụng nó phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể, phải linh hoạt như một nghệ thuật, đòi hỏi ở nhà quản lý trí thông minh, kinh nghiệm và sự quả quyết. Các nguyên tắc đó là:

Những nguyên tắc quản lý hành chính của Fayol

  1. Phân công lao động và chuyên môn hóa, nhằm tạo ra năng suất lao động cao. Phân công phải phù hợp, rõ ràng và tạo sự liên kết.

  2. Quyền hạn: người quản lý phải có quyền hạn chính thức để ra quyết định, đồng thời phải có uy tín cá nhân (có được từ năng lực, kinh nghiệm và phong cách). Quyền hạn phải đi đôi với trách nhiệm.

  3. Kỉ luật: người lao động phải tự nguyện tuân thủ nội quy của tổ chức. Kỷ luật tốt là nhờ tổ chức quản lý có hiệu lực, nhờ công bằng hợp ỉý trong đãi ngộ, nhờ thưởng phạt công minh.

  4. Chỉ huy thống nhất: mỗi cấp dưới chỉ nhận mệnh lệnh từ một cấp trên.

  5. Chi đạo nhất quán: lập một cơ quan quản lý chỉ đạo duy nhất, có năng lực, có khả năng đưa ra được những quyết định dứt khoát, rõ ràng, chính xác.

  6. Hài hòa lợi ích: cá nhân phục tùng lợi ích chung, bộ phận phục tùng lợi ích toàn bộ tổ chức. Quản lý phải xử lý hài hòa khi có mâu thuẫn, xung đột lợi ích.

  7. Thù lao họp lý, ừả công thỏa đáng và sòng phẳng.

  8. Tập trung quyền lực quản lý: có hệ thống quyền lực thông suốt từ cao rihất đến thấp nhất. Việc ra quyết định phải tập trung vào cấp có quyền cao nhất.

  9. Trật tự: vật nào chỗ nấy.

  10. Sự hợp tình họp lý: những người lao động cần được đối xử một cách công bằng và hợp tình hợp lý.

  11. Ồn định chức trách: hạn chế việc thuyên chuyển, đổi việc; tạo điều kiện học tập và tích lũy kinh nghiệm.

  12. Kiểm tra tất cả mọi công việc.

  13. Sáng tạo: trao đủ quyền chủ động cho cấp dưới, thúc đẩy óc sáng tạo và sự hứng thú trong công việc.

  14. Tinh thần đồng đội: tăng cường ý thức tập thể, sự thống nhất và đoàn kết hỗ trợ giữa những người lao động trong một tổ chức.

     Khác với Taylor xem xét mối quan hệ quản lý từ cấp thấp nhất của quản lý, Fayol xem xét quản lý từ trên xuống, tập trung vào việc tổ chức bộ máy lãnh đạo của các hãng lớn; và ông đi đến kết luận rằng thành công của người quản lý không phải nhờ những phẩm chất cá nhân mà nhờ những phương pháp được áp dụng và những nguyên tắc chỉ đạo hành động của người quản lý đỏ. Nhấn mạnh vai trò quan trọng của các phương pháp và nguyên tắc khoa học là điềm chung giừa Taylor và Fayol trong cách tiếp cận về quản lý.

      Tóm lại, thuyết quản lý của Fayol đà chi ra chức năng và nguyên tắc quản lý mang tính thống nhất đối với mọi loại hình tổ chức, không phân biệt mục tiêu và tính chất của tổ chức. Nó có ưu điểm là tạo ki cương trong tổ chức, song chưa chủ trọng đầy đủ đến các mặt tâm lý và môi trường xã hội của người lao động, chưa đề cập đến mối quan hệ giữa xí nghiệp với khách hàng, thị trường, các đối thủ cạnh tranh và các ràng buộc nhà nước. Quá trình quản lý của ông có vè cứng nhắc, chuẩn mực chứ không đa dạng như trên thực tế. Tuy vậy, sự đóng góp của ông cho Quản lý học vẫn rất độc đáo và có giá trị.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: quản lý học

Thuyết quản lý hành chính của Luther Gulick và Lyndal Unwick

      Luther Gulick và Lyndal Urwich là hai tác giả đã có một tuyển tập các bài viết về lý thuyết tổ chức và hành chính công, căn cứ trên kinh nghiệm quản lý công nghiệp và chính quyền. Có thể nói các bài viết của Luther Gulick và Lyndal Unwick về quản lý hành chính đã khẳng định thêm sự tiến triển của Quản lý học trên thế giới.

Thuyết quản lý hành chính của Luther Gulick và Lyndal Unwick

      Hai ông đã đưa ra thuật ngữ “POSDCORB” nổi tiếng, viết tắt bằng những chữ cái đầu của tiếng Anh thể hiện các chức năng cơ bản của nhà quản lý, đó là:

      Planning – Lập kế hoạch; Organizing – Tổ chức; Staffing – Công tác cán bộ; Directing – Chi huy; Coordinating – Phối họp; Reporting – Báo cáo; Budgeting – Lập ngân sách.

      Theo Gulick và Unwick, các chức năng quản lý nêu trên có tính phổ biến cho mọi tổ chức và được xem như kĩ thuật tổng quát của quản lý. Theo thời gian, những chức năng trên đã trở thành “các nguyên tắc khoa học cẩm nang” trong tâm trí của nhiều học giả và các nhà quản lý thực hành. Thực ra, những chức năng đó về bản chất không phải là những thực tế bất biến, song nóđơn giản và dễ hiểu để hình dung các hoạt động quản lý cần phải có của bất kì một tổ chức nào.

     Trong một bài viết về quản lý xuất bản năm 1937, Gulick và Unwickcòn nhấn mạnh đến 8 yếu tổ mang tính nguyên tắc sau đãy: (1). Phải bố trí đúng người vào bộ máy tổ chức; (2). Phải có một nhà quản lý cao cấp nhất trong một tổ chức nắm giữ nguồn gốc của quyền hành; (3). Phải tuân thủ triệt để nguyên tắc thống nhất điều khiển; (4). Phải có các nhân viên chuyên môn cùng với các nhân viên tổng hợp; (5). Phải thành lập các đom vị nhỏ trong tổ chức căn cứ theo mục tiêu, tiến trình và địa điểm; (6). Phải ủy quyền; (7). Phải cân đối giữa quyền hành và trách nhiệm; (8). Phải xác định tầm quản lý thích họp, sử dụng công thức để xác định số lượng tổi thiểu và tổi đa cấp dưới mà một người quản lý có thể giám sát một cách hiệu quả.

       Hai tác giả cho rằng các nguyên tắc trên là quan trọng, nhưng lại không chú ý đến noi có thể áp dụng những nguyên tắc đó. Vì quá chú trọng đến nguyên tắc mà một số vấn đề mấu chốt của quản lý chưa đưa ra được.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế học quản lý

Thuyết quản lý hành chính của Henry Fayol

       “Thuyết quản lý hành chính” là tên được đặt cho một nhóm các tư tưởng quản lý của một số tảc giả ở Mỹ, Pháp, Anh, Đức nêu lên vào những thập kỉ đầu thế kỉ XX. Nếu các thuyết quản lý theo khoa học tập trung vào việc nâng cao năng suất lao động theo hướng vi mô, thì thuyết quản lý hành chính tập trung sự chú ý vào những nguyên tắc quản lý lớn áp dụng cho những cấp, bậc tổ chức cao hơn. Các tác giả tiêu biểu của thuyết quản lý hành chính là Henry Fayol của Pháp, Max Weber của Đức, Chester Barnard của Mỹ.

Thuyết quản lý hành chính của Henry Fayol

        Henry Fayol (1841 -1925)

       ‘Henry Fayol là người đưa ra thuyết quản lý hành chính ở Pháp, được đánh giá là một “Taylor của Châu Âu” và là “người cha thực sự của lý thuyết quản lý hiện đại”.

        Fayol phân loại hoạt động của một hãng kinh doanh cũng như của bất kl tổ chức nào thành 6 nhóm: (1). Kĩ thuật; (2). Thương mại; (3). Tài chính; (4). Bảo vệ an ninh về người và tài sản; (5). Hạch toán, thống kê; (6). Quản lý hành chính.

      Ông cho rằng nhóm 6 (quản lý hành chính) có liên quan tới cả 5 nhỏm hoạt động bên trên và là sự bao trùm để tạo ra sức mạnh tổng hợp của một tổ chức. Chức vụ càng cao thì đòi hỏi năng lực quản lý hành chính càng lớn; còn ờ cấp dưới thì năng lực chuyên môn là quan trọng nhất.

       Fayol định nghĩa: Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra. ông là người đầu tiên nêu một cách rõ ràng các yếu tổ của quá trình quản lý, cách thức phân tích một quá trình quản lý phức tạp thành các chức năng tương đối độc lập và mang tính phồ biến đổi với các tổ chức, gồm:

     Dự đoán – lập kế hoạch là nội dung quan trọng hàng đầu của quản lý hành chính. Công tác kế hoạch là cần thiết vì nó tránh được sự do dự, lường trước những thay đổi, những khó khăn. Tuy nhiên ông cùng chì ra tính tương đổi của công cụ kế hoạch là không thể dự đoán trước được tất cả những sự việc bất ngờ có thể xảy ra, do đó kế hoạch cần phải có tính linh hoạt để ứng phó.

     Tổ chức toàn bộ chức năng này có thể chia thành hai bộ phận chính: tổ chức vật chất và tổ chức con người. Đóng góp nổi bật của ông là đưa ra trật tự thứ bậc trong bộ máy quản lý với sơ đồ tổ chức quản lý gồm ba cấp cơ bản. Cấp cao nhất là Ban giám đốc chi đạo mọi hoạt động trong tổ chức; cấp giữa là các nhà quản lý bậc trung – những người lập kế hoạch, tuyển chọn nhân viên, chỉ đạo các bộ phận, tổ chức thực hiện mục tiêu đề ra. cấp thấp nhất là các nhà quản lý cơ sở, mang tính tác nghiệp. Trật tự đó thể hiện sự phân phối quyền hạn và trách nhiệm với ranh giới rõ ràng.

       Điều khiển muốn làm được nhiệm vụ này, người quản lý phải động viên và thúc đẩy hành động của con người, đề cao tính tích cực, sáng tạo, tính kỉ luật và sự trung thành của cấp dưới.

       Phối hợp chức năng này nhằm đạt được sự thống nhất bằng cách: Kêt họp hài hòa tất cả các hoạt động; Cân bằng hợp lý các khía cạnh vật chất, xã hội và các chức năng; Duy trì cán cân tài chính; Áp dụng mọi biện pháp thích đáng để mọi hoạt động đều hướng vào mục đích chung.

      Kiểm tra là chức năng cuối cùng. Đó là giám sát việc thực hiện kế hoạch, cung cấp các thông tin một cách chính xác và thường xuyên để các cấp quản lý kịp thời điều chỉnh và rút kinh nghiệm.


Thuyết quản lý theo khoa học

       a. Henry Lawrence Gantt (1861-1919)

        Gantt đã đóng góp phát triển thuyết quản lý theo khoa học của Taylor qua ba tư tưởng chính:

Thuyết quản lý theo khoa học

  • Vấn đề dân chủ trong công nghiệp: coi trọng con người, đề cao quan hệ hợp tác hòa hợp giữa người quản lý với công nhân; chú trọng sự công bằng về cơ hội (mỗi cá nhân đều có cơ hội như người khác để phát huy năng lực của mình ở mức cao nhất).

  • Coi tiền thưởng là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy công việc (chứ không phải là hình phạt, kỷ luật), Gantt cho rằng hệ thống trả lương theo sản phẩm do Taylor đề xướng không có tác động nhiều đến sự kích thích công nhân. Do đó Gantt đã bổ sung vào việc trả lương theo sản phẩm của Taylor bằng hệ thống tiền thưởng. Theo hệ thống này, nếu công nhân vượt mức sản phẩm phải làm trong ngày, họ sẽ được hưởng thêm một khoản tiền. Đặc biệt, trong trường hợp đó, cả người quản lý trực tiếp công nhân cũng được thưởng.

  • “Biểu đồ Gantt” nhằm kiểm tra việc thực hiện công việc theo kế hoạch. Biểu đồ này cho thấy, sản lượng dự tính (số lượng đặt ra), tiến trình của công việc (số lượng hoàn thành) và tỉ lệ giao hàng (số lượng xuất kho) theo dòng thời gian.

      b. Lilian Gilbreth và Frank Gilbreth

     Trong lúc F.Taylor tìm cách làm cho công việc được hoàn thành nhanh hơn bằng cách tác động vào công nhân, thì Lilian Gilbreth (1878 – 1972) và Frank Gilbreth (1868 – 1924) tìm cách gia tăng tốc độ bằng cách giảm các thao tác thừa. Với quan niệm đó, ông bà Gilbreth đã khám phá ra rằng trong 12 thao tác mà người thợ xây thực hiện để xây gạch lên tường có thể rút xuổng còn 4 và nhờ đó mỗi ngày một người thợ có thể xây được 2700 viên gạch thay vì 1000 mà không cần phải hối thúc. Ông bà Gilbreth cũng cho rằng thao tác có quan hệ đến sự mệt mỏi của công nhân, do đó bớt số lượng thao tác thì cũng giảm được sự mệt nhọc. Lilian- Gilbreth là một trong những người đầu tiên lưu ý đến khía cạnh tâm lý trong quản lý với luận án tiến sĩ nhan đề “Tâm lý quản lý”. Rất tiếc do sự kì thị nam nữ ở Mỹ vào thời gian đó, tư tưởng khoa học của Lilian Gilbreth đã không được quan tâm chú ý.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: nghệ thuật quản lý
 
;